Đo và phân tích độ hấp thụ âm thanh phòng học

12/Th10/2023 By User Admin 694 view
Mục Lục
Mục Lục

Mục đích thực hiện phép đo

Tài liệu này là báo cáo hệ số hấp thụ âm thanh của nhưng bức tường khác nhau trong một hội trường (phòng học) tại một thành phố lớn ở Đức. Các phép đo được thực hiện với sự công tác của một công ty Kỹ Thuật ở Đức. Mục đích của các phép đo là để tìm ra mức độ hấp thụ âm thanh của các bề mặt khác nhau trong phòng học. 

Phương pháp và cách bố trí để thực hiện phép đo sẽ được trình bày ở phần tiếp theo và kết quả báo cáo, so sánh ở mục 3 Cuối cùng kết luận sẽ được đưa ra ở phần mục số 4. 

Sonocat
Hình 1: Thiết bị đo âm thanh         

Thiết lập phép đo và đo lường

Hệ số hấp thụ âm thanh của các bức tường (bề mặt) khác nhau tại hiện trường được đo bằng Sonocat. Đối với các phép đo này, việc giả định sóng phẳng cục bộ (LPW-) được sử dụng để ước tính cường độ âm thanh tới và phản xạ từ đó xác định được hệ số hấp thụ âm thanh.Trong bảng vẽ sơ đồ 2D của hội trường ở hình dưới đây có thể thấy rõ cấu trúc của căn phòng. Loa Dodecahedron được đặt ở giữa phòng và phát ra tiếng ồn với băng thông rộng. Các bức tường, cửa ra vào, sàn nhà và trần nhà (như trong sơ đồ phòng học) đã được đo bằng cách thực hiện các phép đo quét nhỏ.

so do phong hoc
Hình 2: Sơ đồ bề mặt thực hiện phép đo        
quet am thanh phong hoc
Hình 3: Scan Measurement        

Kết quả phép đo

Hệ số hấp thụ âm thanh của các bề mặt trong phòng được đo tại hiện trường cho ra kết quả trung bình phép đo. Ví dụ: kết quả cho “abovewall01/abovedoor01/abovewall02” (tham chiếu tên từ hình số 2) là hệ số hấp thụ trung bình (năng lượng) của nhiều phép đo trên các bề mặt ‘abovewall01’ ‘abovedoor01’ ‘abovewall02’ Kết của những phép đo này sẽ được thể hiện ở hình số 5. Và đối với những phép đo khác sẽ được đề cập ở mục phục lục 

he so hap thu am cua be mat
Hình 5: Hệ số hấp thụ âm thanh của abovewall01/abovedoor01/abovewall02        

Trong hình số 4, cho thấy bề mặt tường phía trên tường 01 (abovewall01), trên cửa01 (abovedoor01) và phía trên tường 02 (abovewall02) nhìn chung có hệ số hấp thụ âm thanh cao nhất. Giá trị hấp thụ âm thanh cao nhất của các bề mặt này đặt được ở dải tần khoảng 2 kHz, trong đó hệ số đạt tới 0,9. Bề mặt tường 01 (wall01) và tường 02 (wall02) và mặt trần hấp thụ âm thanh ít hơn. Từ 200 Hz, hệ số khoảng 0,2 đối với hầu hết các tần số và cao nhất là 0,75 ở 5 kHz. Kết quả cho trần phòng 02 trông tương tự nhưng lại hấp thụ âm thanh ít hơn ở một số tần số. Các bề mặt khác hoàn toàn không thể hiện đặc tính hấp thụ và có thể được gọi là bề cứng về mặt âm thanh. Các phép đo của Sonocat phù hợp với việc kiểm tra trực quan các bề mặt hấp thụ. Các bề mặt chỉ có một vài vị trí cho thấy khả năng hấp thụ âm than thấp. Giá trị hấp thụ âm thanh từ các bề mặt bê tông và mặt tường là không đáng kể, đúng như mong đợi của người sử dụng.

he so hap thu am trung binh cua be mat
Hình 4: Hệ số hấp thụ âm thanh trung bình của các bề mặt        

Để thấy được sự thay đổi trong các giá trị hấp thụ âm thanh, không tính trung bình cho các kết quả của Upperwall01, Abovedoor01 và Abovewall02 được thể hiện trong Hình 5. Nó cho thấy rằng tất cả các phép đo đều cho kết quả tương đương mặc dù vẫn có một số khác biệt. Sự khác biệt này có thể được giải thích là do trường âm thanh ở phía trước mỗi bề mặt là khác nhau, vì Sonocat đo hệ số hấp thụ âm thanh tại chỗ, hệ số này có thể khác nhau ở mỗi điểm. Cần lưu ý rằng kết quả Sonocat trở nên kém chính xác hơn ở tần số dưới 300 Hz do khoảng cách quá gần giữa các micrô.

Kết luận

Các chuyên gia âm thanh đã chứng minh rõ ràng rằng một số bề mặt trong phòng học hấp thụ nhiều âm thanh hơn các bề mặt khác. Các bề mặt phía trên tường 01, phía trên cửa 01 và phía trên tường 02 và bề mặt trần 01 hấp thụ hầu hết âm thanh trong phòng. Các bề mặt tường 01, tường 02, mặt tiền phía trên và trần 02 hấp thụ ít âm thanh hơn, trong khi các bề mặt còn lại hoàn toàn không hấp thụ âm trên. Đối với các bề mặt còn lại, chúng tôi có thể xác nhận rằng chúng không hấp thụ.  thanh. Sonocat có thể xác nhận rằng các vật liệu cách âm khác nhau đã được sử dụng trong hội trường, nơi các vật liệu có khả năng hấp thụ cao nhất đã được sử dụng tại các vị trí: 'abovewall01', 'abovedoor01', 'abovewall02' và 'ceiling01'. Các vật liệu ít hấp thụ hơn đã được sử dụng tại các vị trí: 'tường01', 'tường02' và mặt tiền phía.      

Hình ảnh thực tế và kết quả đo ở hiện trường

 

goc so 1
Hình 6: Góc nhìn thứ 1        
goc so 2
Hình 7: Góc nhìn thứ 2       
goc so 3
Hình 8: Góc nhìn thức 3       
goc so 4
Hình 9 Góc nhìn thức 4       
he so hap thu am thanh
Hình 10: Hệ số hấp thụ âm thanh của (Tường1/ Tường 2/ Mặt chính)   
he so hap thu am thanh mat tien phong hoc
Hình 11: Hệ số hấp thụ âm thanh của mặt tiền 
he so hap thu am thanh canh cua
Hình 12: Hệ số hấp thụ âm thanh cánh cửa 
he so hap thu am thanh buc tuong phia truoc
Hình 13: Hệ số hấp thụ âm thanh bức tường phía trước 
he so hap thu am thanh tran nha
Hình 14: Hệ số hấp thụ âm thanh của trần phòng 
he so hap thu am mo phong tieng khan gia
Hình 15: Hệ số hấp thụ âm thanh khi mô phỏng âm thanh của học sinh 
he so hap thu am thanh cua tam tieu am
Hình 16: Hệ số hấp thụ âm thanh của tấm mút tiêu âm (dạng kim tự tháp)  
Có thể bạn quan tâm: Thiết bị đo cường độ và độ hấp thụ âm thanh Sonocat
                                      : Loa Dodecahedron

Mua máy đo tiếng ồn ở đâu

Trong trường hợp bạn cần thực hiện các phép đo độ ồn chuyên nghiệp hơn. Hãy liên hệ ngay cho Lidinco, chúng tôi cung cấp các thiết bị đo tiếng ồn chất lượng cao với nhiều phân khúc giá khác nhau phù hợp hầu hết các nhu cầu đo lường từ cơ bản đến chuyên nghiệp, với độ ngũ kỹ sư tư vấn giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG    
HCM: 028.39778269 – 028.36016797 – (Zalo) 0906.988.447   
Skype: Lidinco – Email:  sales@lidinco.com   
Bắc Ninh: 0222.7300180 – Email: bn@lidinco.com