Danh sách thiết bị
Với sự phát triển mạnh mẽ của tự động hóa trong thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay, vai trò của cảm biến ngày càng quan trọng hơn. Cảm biến giúp các hoạt động tự động hóa trong nhà máy trơn tru hơn, giúp dây chuyền hoạt động ổn định hơn, giám sát công việc 24/24… Có thể nói trong thời điểm hiện tại, công nghệ cảm biến là không thể thiếu đối với mọi ngành công nghiệp.
Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan nhưng đầy đủ và dễ hiểu nhất cho bất kỳ ai đang bắt đầu tìm hiểu về thế giới cảm biến dùng trong môi trường sản xuất công nghiệp, nhà máy từ định nghĩa cơ bản đến các ứng dụng thực tiễn.

Cảm biến công nghiệp là gì?
Cảm biến công nghiệp (Industrial Sensor) là một thiết bị điện tử có khả năng nhận biết (cảm nhận) các đại lượng vật lý hoặc hóa học từ môi trường sản xuất và chuyển đổi chúng thành tín hiệu điện. Các đại lượng này có thể là nhiệt độ, ánh sáng, áp suất, khoảng cách, độ rung, màu sắc, hay nồng độ một chất hóa học.
Tín hiệu điện này sau đó sẽ được truyền về các bộ điều khiển trung tâm như PLC (Bộ điều khiển logic khả trình, bộ thu thập dữ liệu) hoặc máy tính công nghiệp. Dựa trên dữ liệu nhận được, hệ thống sẽ tự động thực hiện các tác vụ đã được lập trình sẵn, chẳng hạn như điều chỉnh nhiệt độ lò nung, dừng băng chuyền khi có vật cản, hoặc cảnh báo khi một thông số vượt ngưỡng an toàn giúp thực hiện các quá trình tự động hóa trong công nghiệp
Vai trò và tầm quan trọng của cảm biến trong sản xuất công nghiệp
Không chỉ đơn thuần là một thiết bị đo lường, cảm biến công nghiệp đóng vai trò xương sống cho toàn bộ hệ thống sản xuất thông minh. Tầm quan trọng của chúng thể hiện rõ nét qua những lợi ích thiết thực:
Tự động hóa Quy trình Sản xuất
- Đây là vai trò cơ bản và quan trọng nhất. Cảm biến cung cấp "dữ liệu đầu vào" cho các hệ thống điều khiển (như PLC), cho phép máy móc tự vận hành mà không cần sự can thiệp liên tục của con người. Chúng nhận biết vị trí sản phẩm, kiểm tra điều kiện môi trường, và kích hoạt các hành động tiếp theo trong một chu trình khép kín.
Đảm bảo và Kiểm soát Chất lượng (QC/QA)
- Cảm biến hoạt động như những người giám sát viên không mệt mỏi và có độ chính xác cực cao. Chúng giúp kiểm tra, giám sát các thông số của sản phẩm theo thời gian thực, đảm bảo mọi sản phẩm đầu ra đều đạt tiêu chuẩn chất lượng về màu sắc, độ ẩm, nhiệt độ…. đã định, từ đó giảm thiểu tỷ lệ hàng lỗi. Nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà máy khi đến tay người tiêu dùng
Tăng cường An toàn Lao động
- Cảm biến vùng giúp tạo các vùng cảnh báo xung quanh những máy móc nguy hiểm. Khi phát hiện các thợ kỹ thuật hoặc người lao động bước vào các khu vực này, cảm biến sẽ thông để người lao động tránh được các nguy hiểm hoặc dùng máy móc đang vận hành trước khi có tai nạn đáng tiếc xảy ra
Tối ưu hóa Hiệu suất và Tiết kiệm Chi phí
- Bằng cách đo lường chính xác, cảm biến giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng và nước, từ đó chống lãng phí và tối ưu hóa chi phí sản xuất. Ngoài ra, việc tự động hóa dây chuyền còn giúp giảm chi phí nhân công trong một số khâu sản xuất
Dự đoán bảo trì máy móc
- Đây là vai trò quan trọng trong Công nghiệp 4.0. Các loại cảm biến như rung động, nhiệt độ, độ ồn, áp suất.. sẽ liên tục giám sát các thông số của máy móc trong quá trình tự động hóa. Mọi yếu tố thay đổi đột ngột sẽ được báo về trung tấm giám sát để đưa ra các lệnh ngừng khẩn cấp trước khi máy móc hư hỏng. Ngoài ra, việc giám sát chặt chẽ cũng giúp người dùng lập lịch bảo trì thiết bị giúp đảm bảo an toàn cho dây chuyền sản xuất
Các loại cảm biến trong công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Thế giới cảm biến vô cùng đa dạng, mỗi loại được thiết kế để đo lường một đại lượng riêng biệt. Dưới đây là những loại cảm biến trong công nghiệp phổ biến và quan trọng nhất mà bạn cần biết.

Cảm biến quang trong công nghiệp (Photoelectric Sensor)
Đây là loại cảm biến sử dụng một chùm sáng (thường là hồng ngoại hoặc laser) để phát hiện sự hiện diện, vắng mặt, hoặc sự xuất hiện của vật thể khi vật thể đó đi qua và làm gián đoạn chùm sáng do cảm biến phát ra
- Ứng dụng tiêu biểu: Rất phổ biến trong việc đếm sản phẩm trên băng chuyền, kiểm tra xem chai đã được đóng nắp hay chưa, phát hiện xe ra vào trong các bãi đỗ xe tự động.
Cảm biến nhiệt độ công nghiệp (Temperature Sensor)
Đúng như tên gọi, chúng được dùng để đo lường và giám sát nhiệt độ của vật thể rắn, chất lỏng hoặc môi trường khí. Hai loại phổ biến nhất là cặp nhiệt điện (Thermocouple) và nhiệt điện trở (RTD).
- Ứng dụng tiêu biểu: Không thể thiếu trong việc kiểm soát nhiệt độ lò nung, lò sấy, hệ thống làm mát, kho lạnh bảo quản và máy ép nhựa hoặc bất kỳ máy móc nào khi vận hành tạo ra nhiệt độ cao
Cảm biến lưu lượng công nghiệp (Flow Sensor)
Thiết bị này được lắp trên đường ống để đo lường tốc độ hoặc thể tích của chất lỏng hoặc chất khí chảy qua nó trong một khoảng thời gian nhất định.
- Ứng dụng tiêu biểu: cảm biến giúp giám sát lưu lượng nước trong công nghiệp cho các hệ thống giải nhiệt, đo lường lượng hóa chất được bơm vào bồn trộn, kiểm soát nhiên liệu gas cung cấp cho lò đốt.
Cảm biến siêu âm công nghiệp (Ultrasonic Sensor)
Cảm biến này phát ra một xung sóng siêu âm và đo thời gian sóng đó phản xạ lại từ vật thể để tính toán khoảng cách từ cảm biến đến vật thể
- Ứng dụng tiêu biểu: Đo mức chất lỏng trong các bồn chứa kín mà không cần tiếp xúc, phát hiện các vật thể trong suốt hoặc có màu sắc phức tạp mà cảm biến quang gặp khó khăn.
Cảm biến độ ẩm công nghiệp (Humidity Sensor)
Dùng để đo lường phần trăm hơi nước có trong không khí hoặc độ ẩm của vật liệu rắn như gỗ, thực phẩm nông nghiệp
- Ứng dụng tiêu biểu: Cực kỳ quan trọng trong các phòng sạch sản xuất linh kiện điện tử, kho bảo quản nông sản, ngành dệt may và sản xuất giấy.
Cảm biến màu sắc trong công nghiệp (Color Sensor)
Là thiết bị sử dụng nguồn sáng phát ra và đầu thu để phân tích ánh sáng phản xạ từ vật thể, từ đó xác định và phân biệt màu sắc của vật thể đó dựa trên các thành phần Đỏ, Lục, Lam (RGB).
- Ứng dụng tiêu biểu: Thường dùng để phân loại sản phẩm theo màu (như kẹo, hạt nhựa, linh kiện), kiểm tra độ đồng nhất màu của sơn và vải vóc, hoặc xác nhận sự hiện diện của nhãn mác đúng màu.
Cảm biến hồng ngoại công nghiệp (Infrared Sensor)
Là loại cảm biến hoạt động dựa trên việc phát và thu bức xạ hồng ngoại. Nó có hai chức năng chính: phát hiện vật thể (khi vật cản chùm tia hồng ngoại) và đo nhiệt độ từ xa (bằng cách thu bức xạ nhiệt do vật phát ra).
- Ứng dụng tiêu biểu: Dùng làm cảm biến phát hiện người hoặc vật trong các hệ thống cửa tự động, hàng rào an toàn. Đặc biệt, nó được ứng dụng rộng rãi làm nhiệt kế hồng ngoại để đo nhiệt độ bề mặt của các vật thể ở xa, nóng, hoặc đang chuyển động.
Cảm biến pH công nghiệp (pH Sensor)
Là một loại cảm biến điện hóa chuyên dụng, được cấu tạo từ một điện cực đo lường và một điện cực tham chiếu để xác định độ axit hoặc bazơ (độ pH) của một dung dịch.
- Ứng dụng tiêu biểu: cảm biến này được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, các ngành công nghiệp như thực ẩm, đồ uống và ngành công nghiệp xử lý nước
Cảm biến rung công nghiệp (Vibration Sensor)
Thường là một gia tốc kế (accelerometer), được thiết kế để đo lường hoặc giám sát liên tục tần số và biên độ rung động của máy móc, thiết bị. Sử dụng rộng rãi trong giám sát, bào trì máy móc thiết bị sản xuất
- Ứng dụng tiêu biểu: Được gắn trực tiếp lên thân động cơ, máy bơm, turbine để giám sát tình trạng hoạt động. Bất kỳ sự gia tăng rung động bất thường nào cũng là dấu hiệu sớm của các vấn đề cơ khí như lỏng vòng bi, lệch trục, giúp lên kế hoạch bảo trì dự đoán trước khi hỏng hóc nghiêm trọng xảy ra.
Những yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn cảm biến công nghiệp
Xác định rõ nhu cầu sử dụng
Trước khi nghĩ đến thương hiệu hay giá cả, câu hỏi đầu tiên bạn cần trả lời là: "Tôi cần sử dụng cảm biến làm gì?". Mỗi loại cảm biến được sinh ra để thực hiện một nhiệm vụ chuyên biệt (để hiểu rõ về ứng dụng của từng loại vui lòng đọc lại phần bên trên). Việc xác định sai đại lượng cần đo sẽ khiến toàn bộ hệ thống hoạt động sai lệch.
Hiểu rõ môi trường làm việc
Cảm biến công nghiệp chắc chắn sẽ không làm việc trong môi trường sạch sẽ, dễ chịu. Chúng phải đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, bụi bẩn, hóa chất ăn mòn, rung động mạnh... Một chiếc cảm biến đắt tiền nhưng không có khả năng chống chịu với môi trường sẽ nhanh chóng hỏng hóc. Do đó, hãy hiểu rõ môi trường vận hành của cảm biến và chọn loại có chất liệu, khả năng bảo vệ phù hợp
Chú yếu các thông số cốt lõi của cảm biến
Đây là phần mà bạn sẽ tốn nhiều thời gian nhất nhưng lại quan trọng nhất trong việc lựa chọn cảm biến. Tuy nhiên, bạn không cần phải đọc hết tất cả thông số, chỉ cần tập trung vào các yếu tố liên quan nhất đến ứng dụng đo của mình. Các thông số chính mà bạn cần quan tâm như dải đo, độ chính xác, thời gian đáp ứng, khoảng cách phát hiện… Dĩ nhiên, các yếu tố cốt lõi này sẽ thay đổi theo từng loại cảm biến riêng biệt
Xem xét yếu tố lắp đặt và kích thước
Một cảm biến hoàn hảo về mặt kỹ thuật nhưng không thể lắp vừa vào vị trí mong muốn thì cũng trở nên vô dụng. Hãy kiểm tra không gian lắp đặt thực tế trên máy móc của bạn. Kích thước, hình dáng (trụ tròn, vuông), và kiểu kết nối (dây cắm, giắc cắm) của cảm biến là những yếu tố cần được đo đạc và cân nhắc cẩn thận.
Cân đối về mặt chi phí và thương hiệu
"Tiền nào của nấy" thường là một quy tắc đúng trong lĩnh vực thiết bị công nghiệp. Những sản phẩm quá rẻ thường sẽ không đảm bảo về mặt vận hành, thiếu độ chính xác và ổn định trong quá tình làm việc. Hơn thế nữa, việc hư hỏng của các loại cảm biến giá rẻ này sẽ gây gián đoạn trong sản xuất, tốn kém và kể chi phí lẫn thời gian sửa chữa khi lỗi xảy ra
Ngược lại, không phải lúc nào bạn cũng cần chọn một sản phẩm quá đắt đỏ. Bạn có thể cân nhắc giữa các thương hiệu uy tín đã được khẳng định trên thị trường như Omron, Keyence, Sick, IFM, Autonics, Dytran, Kistler, NMB, PCB Piezotronic…. Bạn có thể tùy chọn thương hiệu sao cho phù hợp với chi phí của mình
Chọn nhà cung cấp uy tín
Sau mọi yếu tố đã được cân nhắc, cuối cùng bạn cần phải chọn được nhà cung cấp có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trên thị trường. Điều này không chỉ đảm bảo các cảm biến mà bạn mua được là chính hãng mà còn mang lại sự an tâm khi vận hành. Các nhà cung cấp uy tín thường đi kèm với các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật khi sản phẩm của bạn gặp sự cố. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được hướng dẫn lắp đặt và xử lý nhanh chóng khi cảm biến xảy ra lỗi không mong muốn trong quá trình vận hành
Địa chỉ mua cảm biến công nghiệp uy tín
Hiện nay, Lidinco đang cung cấp nhiều dòng cảm biến công nghiệp đến từ nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới như PCB Piezotronic, STI, Dytran, MMF, Convergence Instruments, Spektra. Bạn có thể liên hệ cho chúng tôi để chọn được những sản phẩm phù hợp với mức giá tốt nhất
Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết chọn mua loại cảm biến nào phù hợp cho ứng dụng của mình, bạn có thể liên hệ ngay cho Lidinco theo thông tin bên dưới. Đội ngũ kỹ sư tư vấn của Lidinco sẵn sàng hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí, tư vấn đúng sản phẩm phù hợp với ứng dụng của bạn nhờ vào kinh nghiệm thực tiễn và sự hỗ trợ từ đội ngũ kỹ sư cấp cao từ chính các nhà sản xuất
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
HCM: 028.39778269 - 028.36016797 - Zalo 0906.988.447
Skype: Lidinco - Email: sales@lidinco.com
Bắc Ninh: 0222.7300180 - Email: bn@lidinco.com
TẠI LIDINCO:
Tư Vấn Miễn Phí
- Lidinco tư vấn miễn phí các sản phẩm cho quý khách hàng.
Hỗ Trợ Kỹ Thuật
- Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ nhiệt tình cho quý khách hàng trước, trong và sau khi mua hàng.
100% Hàng Chính Hãng
- Chúng tôi cam kết tất cả sản phẩm đều nhập khẩu chính hãng. Cung cấp giấy tờ, chứng từ rõ ràng, đầy đủ.
Giao Hàng Toàn Quốc
- Các sản phẩm tại Lidinco có giá tốt, giao hàng toàn quốc nhanh chóng và tiện lợi.
Cảm biến là một trong những thiết bị điện tử giúp thu nhận những trạng thái, biến động từ môi trường, có thể là vật lý, hóa học hoặc sinh học. Các tín hiệu được thu nhận này sẽ được truyền vào một thiết bị đo để chuyển hóa thành tín hiệu điện và hiển thị lên màn hình để con người có thể đọc được số liệu từ trạng thái đã thu được
Với một cảm biến nhỏ bạn có thể dễ dàng theo dõi và phát hiện lỗi trên động cơ, môi trường, ….Hay như tạo một hệ thống tự động.
Thông tin liên hệ mua hàng
- Trụ sở chính: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam
- Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
- VP Bắc Ninh: 184 Đường Bình Than, Phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh
- Điện thoại: 0222 7300 180
- Email: sales@lidinco.com