Chức năng, ứng dụng và phân loại đồng hồ vạn năng

16/Th03/2016 By Lidinco Ff 5825 view
Mục Lục
Mục Lục

Tìm hiểu về đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng - một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngành kỹ thuật điện - điện tử, thuật ngữ này ám chỉ một thiết bị "đa năng" đúng như tên gọi của nó và được xem là thiết bị cơ bản nhất mà mọi thợ kỹ thuật điện cần phải trang bị cho bản thân. Vậy thiết bị này thực sự là gì? Các chức năng của nó là gì và được ứng dụng trong lĩnh vực nào? Mời bạn theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đồng hồ vạn năng là gì?

Đồng hồ vạn năng là một thiết bị được sử dụng để đo hầu hết các thông số cơ bản trong điện tử như điện áp xoay chiều, điện áp một chiều, dòng điện xoay chiều, dòng điện một chiều, điện dung, điện trở, kiểm tra thông mạch, kiểm tra IC, đi-ốt... Với một thợ sửa chữa điện, việc một thiết bị có thể đo được tất cả thông số này gần như đã có thể giúp bạn 90% trong công việc sửa chữa cơ bản của mình (trừ những ứng dụng quá chuyên sâu)

Một số tên gọi của đồng hồ vạn năng

Trong lịch sử ra đời và phát triển của đồng hồ vạn năng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau chúng được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau. Khi đi học tại các trường lớp, mỗi người lại gọi loại thiết bị này theo một tên gọi riêng biệt nhưng hầu hết các tên gọi này đều dùng được dùng để gọi loại thiết bị đo điện này.

Do đó, hãy lưu ý để sau này lõ có nghe nhiều tên gọi thì bạn vẫn có thể nhận biết được đó là thiết bị nào nhé, dưới đây là một số tên gọi thường được sử dụng nhất

1. Đồng hồ vạn năng 
2. Đồng hồ đo điện 
3. Đồng hồ đo điện đa năng 
4. Đồng hồ đo điện vạn năng 
5. Đồng hồ VOM (Volt-Ohm-Milliammeter) - hay được hiểu nôm na là dụng cụ có thể đo được cả điện áp (Volt) - điện trở (Ohm) - dòng điện (Miliammeter) 
6. DMM (Digital Multimeter) - thiết bị đo đa chức năng 
7. Đồng hồ đo điện áp 
8. Đồng hồ đo điện tử

 

 

 

 

 

Phân loại đồng hồ vạn năng

Sau khi đã tìm hiểu về các tên gọi phổ biến của đồng hồ vạn năng, phần tiếp theo trong bài viết, Lidinco sẽ chia sẽ phân loại một số loại VOM hiện đang có mặt trên thị trường để bạn có được cái nhìn tổng quan về loại thiết bị này

1. Đồng hồ vạn năng cầm tay

  • Đồng hồ vạn năng điện tử (Digital): Đây được xem là loại VOM được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường hiện nay, với lượng mẫu mã vô cùng đa dạng. Chỉ nhìn sơ sơ trên thị trường bạn cũng thấy có đến hàng trăm thương hiệu cung cấp VOM rồi, nhưng khi chọn mua thiết bị để sử dụng hãy lưu ý chọn loại thiết bị tốt tốt một chút để dụng cho an toàn nhé
  • Đồng hồ vạn năng kim (Analog): Một thời là dòng VOM được sử dụng rộng rãi nhất cho đến khi VOM điện tử ra đời, với nhiều ưu điểm vượt trội về tốc độ đo cũng như tự động chọn dải đo, vạn năng kim không còn được ưa chuộng như trước. Tuy nhiên, đồng hồ kim luôn có chỗ đứng của mình nhất là với những người thợ lão làng hoặc những ứng dụng cần khả năng đáp ứng nhanh trong việc kiểm tra linh kiện
  • Đồng hồ vạn năng bỏ túi: Có thể là đồng hồ số hoặc kim, vậy tại sao lại chia nó thành một nhóm riêng? Vì loại thiết bị này có kích thước rất nhỏ gọn có thể dễ dàng bỏ vào túi áo hoặc quần, cực kỳ tiện dụng khi kiểm tra lưu động, nên việc xem xét đưa nó thành một nhóm riêng cũng khá hợp lý.

Đồng hồ vạn năng VOM Twintex TM197 bảo hành 18 tháng

VOM số

Đồng hồ vạn năng kim HIOKI 3030-10

VOM Kim

HIOKI3244

VOM bỏ túi

2. Đồng hồ vạn năng để bàn

Khác với dạng đồng hồ cầm tay, đồng hồ để bàn đúng với tên gọi của nó được đặt cố định ở trên bàn và sử dụng. Với kích thước khá to và nặng, bạn không thể vác đồng hồ này đi đây đó để sửa chữa được. Vị trí tốt nhất của nó thường được đặt cố định trên bàn làm việc, trong các phòng thí nghiệm hoặc khu vực sửa chữa của các trung tâm bảo hành, các trường nghề - cao đẳng - đại học

Nếu bạn không quá chắc chắn về việc chọn mua được đồng hồ vạn năng chất lượng, giá rẻ phù hợp cho công việc sửa chữa của mình. Hãy tham khảo thêm bài viết "hướng dẫn chọn mua đồng hồ vạn năng đúng cách", chắc chắn bạn sẽ chọn được loại thiết bị phù hợp cho mình

Đồng hồ vạn năng keysight 34450A - 1

[su_button url="https://lidinco.com/danh-muc/dong-ho-do-dien-van-nang-dmm/dong-ho-van-nang-de-ban/" target="blank" size="7"]Tham khảo danh mục đồng hồ vạn năng để bàn[/su_button]

Tìm hiểu về các chức năng của đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng là một thiết bị không khó sử dụng, nếu bạn là người lần đầu tiếp xúc với thiết bị này, bạn có thể tham khảo cách sử dụng những chức năng cơ bản ở bài viết "hướng dẫn CHI TIẾT cách sử dụng đồng hồ vạn năng"

Đồng hồ vạn năng Twintex TM197 New

Chắc hẳn sau khi đọc bài viết trên, bạn đã biết được các chức năng cơ bản cần có một VOM bao gồm những gì rồi phải không? Để tiện theo dõi, Lidinco sẽ liệt kê những chức năng cơ bản của đồng hồ đo đa năng ngay bên dưới, đây là những chức năng cơ bản cần có nhất của bất cứ chiếc đồng hồ đo điện nào kể cả là đồng hồ điện tử, đồng hồ kim hay dạng để bàn

1. Đo điện áp một chiều (DCV) 
2. Đo điện áp xoay chiều (ACV) 
3. Đo dòng điện một chiều (DCA) 
4. Đo dòng điện xoay chiều (ACA) 
5. Đo điện trở (Ω) 
6. Đo thông mạch

 

Trên đây là (6) chức năng cơ bản nhất mà hầu như khi mua bất kỳ chiếc đồng hồ vạn năng nào từ "giá rẻ" cho đến "cao cấp" hầu như đều có. Tiếp đến, Lidinco sẽ giới thiệu cho các bạn các chức năng độc đáo khác của VOM được tích hợp để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình làm việc. Hầu hết, các chức năng độc đáo này thường được tích hợp ở các đồng hồ số (digital) đó cũng là một phần lý do mà ngày nay đồng hồ số được sử dụng rộng rãi hơn đồng hồ kim

Các tính năng độc đáo khác của VOM

Vậy tiếp theo đây, hãy khám phá các chức năng độc đáo ở các dòng đồng hồ vạn năng "xịn" ngày nay nhé. Lidinco sẽ giải thích sơ bộ về các tính năng này, nếu bạn cảm thấy tính năng nào hữu ích và phù hợp với nhu cầu làm việc của mình, có thể tìm đến loại đồng hồ có thông số này để mua sử dụng

- Tính năng điều chỉnh dải đo tự động: Không khó để quan sát trên nút điều chỉnh của các thiết bị giá thành rẻ hoặc đồng hồ kim, dải đo sẽ chia thành nhiều mức khác nhau. Muốn có độ chính xác cao nhất bạn phải chọn dải đo phù hợp với giá trị đo khiến độ chính xác không quá cao. Hầu hết các đồng hồ vạn năng chất lượng ngày nay đều được trang bị tính năng chỉnh dải tự động, chỉ cần chọn đúng chức năng đo đồng hồ sẽ tính toán và đưa về thang đo gần nhất giúp bạn. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tăng độ chính xác

- Chức năng đo giá trị điện dung (C) của tụ điện: Đây cũng là một chức năng cơ bản của VOM, tuy giải đo tụ điện không rộng và tốc độ đo không nhanh như các máy đo LCR chuyên dụng nhưng đây cũng là một tính năng khá tốt và cần thiết cho việc sửa chữa các mạch cơ bản

- Chức năng đo độ tự cảm (L) của cuộn cảm: Đo độ tự cảm của (L) cũng là một tính năng bổ sung cho đồng hồ vạn năng giúp đo thông số của cuộn cảm, nó cũng giúp nâng cao độ hiệu quả của chiếc VOM nhưng chức năng này lại hơi nâng cao so với đo điện dung. Nên thường gặp hơn ở các sản phẩm có giá thành cao

- Kiểm tra hFE của Transistor: Một chức năng kiểm tra linh kiện khác của VOM đó chính là kiểm tra hFE (hệ số khuếch đại) của transistor, để sử dụng chức năng này chuyển chức năng đo của VOM về đo hFE và cắm các chân của Transistor vào các khe PNP - NPN trên đồng hồ và đọc giá trị đo trên màn hình

- Đo tần số dòng điện: Một số thiết bị yêu cầu tần số của dòng điện cấp vào nằm trong một khoảng xác định (khoảng 50 - 60Hz) tần số quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của thiết bị. Hầu hết các đồng hồ đo đa năng đều được trang bị tính năng này giúp kiểm tra điện tối ưu hơn

- Đo nhiệt độ: Một tính năng độc đáo khác của đồng hồ đo điện vạn năng thường được tích hợp với các dòng sản phẩm ngày nay có thể kể đến là đo nhiệt độ. Để biết một thiết bị, động cơ, hoặc linh kiện có hoạt động ổn định hay không, có một cách để kiểm tra đó là đo nhiệt độ xem nó có phù hợp với nhiệt độ vận hành thông thường hay không, chức năng đo nhiệt độ được tích hợp cũng là một ý tưởng khá hay cho việc kiểm tra sơ bộ này

- Chức năng bảo vệ nhầm chế độ đo: Một số đồng hồ giá rẻ thường bị hỏng khi bạn để nhầm thang đo AC để đo điện DC, việc này đã được khắc phục trên các thiết bị mới ngày nay nhờ tính năng bảo vệ này

- Tự động tắt màn hình: Thật sự không quá nhiều người để ý đến chức năng này nhưng bạn có đảm bảo mình luôn tắt thiết bị sau khi sử dụng xong hay không, hay thỉnh thoảng bạn quên tắt nó và nó sẽ hiển thị màn hình cho đến khi hết pin? Tính năng tự động tắt sau một khoảng thời gian không hoạt động là một sự bổ sung khá hợp lý cho hầu hết các thiết bị điện ngày nay không chỉ riêng VOM

- NVC: Hay còn gọi là chức năng cảm ứng điện không tiếp xúc, giúp bạn nhận biết một thiết bị đang có điện hay không hoặc ổ điện có điện hay không và báo độ mạnh hoặc yếu của tín hiệu điện lên bề mặt đồng hồ. Chức năng này hoạt động tương tự như một bút thử điện không tiếp xúc

- Chức năng chống cắm nhầm điện: Bên trong các đồng hồ có chức năng này thường được trang bị một cầu chì, khi bạn để nhầm thang đo điện trở và cắm vào điện lưới thì chỉ có cầu chì bị hỏng bạn chỉ cần thay loại cầu chì tương đương vào là có thể sử dụng được. Thay vì phải mua lại đồng hồ mới nếu không chức năng này

- Đèn nền: Bạn sẽ không cảm nhận rõ ràng sự quan trọng của chức năng này nếu làm việc trong môi trường bình thường. Còn ở các môi trường ánh sáng yếu như kiểm tra trong xưởng hoặc trong những hẻm, hốc không có đèn nền thì gần như bó tay trong việc đọc thông số

- Chức năng kháng nước và bụi bẩn: khi việc kiểm tra, sửa chữa luôn đòi hỏi hoạt động trong môi trường khắc nghiệt (ẩm ướt hoặc nhiều bụi) các tính năng kháng nước và bụi đặc biệt cần thiết để bảo vệ cách linh kiện bên trong

Trên đây là một số chức năng cơ bản mà một thiết bị đồng hồ vạn năng điện tử có thể ứng dụng được. Chỉ cần sở hữu một vật dụng cầm tay đơn giản như thế này, bạn có thể thay thế cho rất nhiều những thiết bị đo lường riêng lẻ khác nhau. Điều này giúp bạn tiết kiệm được chi phí, đồng thời đem lại sự tiện dụng và hợp lý trong công tác kiểm tra điện – điện tử một cách an toàn.

Một số ứng dụng thực tế của đồng hồ vạn năng

1. Kiểm tra pin

Ứng dụng đơn giản nhất và thường xuyên nhất của đồng hồ vạn năng chính là kiểm tra pin. Để thực hiện phép kiểm tra này ta sẽ sử dụng chức năng đo điện áp một chiều của đồng hồ đo. Kiểm tra pin giúp bạn xác định được dung lượng còn lại của viên phin hoặc nhanh chóng biết được thiết bị bạn đang sửa chữa bị hỏng ở phần cứng hay đơn giản là hết pin nên không hoạt động được

2. Kiểm tra mạch điện có bị hỏng ở đâu hay không

Đo thông mạch là một chức năng vô cùng hữu ích trong việc kiểm tra các dây dẫn dài hoặc các mạch điện ẩn trong tường, nó giúp kiểm tra dây dẫn có bị đứt hoặc hỏng ở đâu hay không. Bằng cách chập que đo vào hai đầu của dây dẫn cần kiểm tra nếu đồng hồ phát ra tiếng "bíp" có nghĩa dây dẫn không đứt -> nếu thiết bị không lên chứng tỏ nó đang hỏng ở một khu vực khác

3. Kiểm tra linh kiện có bị hỏng hoặc cháy hay không

Một loạt các chức năng đo và kiểm tra linh kiện đến từ vạn năng sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm tra xem các linh kiện này còn sử dụng được hay không, ứng dụng này đặc biệt hữu ích khi sửa chữa hoặc kiểm tra nhanh trên các bảng mạch bị hỏng

4. Kiểm tra đầu ra của các bộ nguồn điện

Các máy móc hoặc thiết bị điện đều cần được cung cấp một giá trị điện áp và dòng điện riêng biệt để hoạt động, nếu không có các tấm nhãn hoặc ghi chú thì làm sao biết được nguồn điện đó cấp một đầu ra là bao nhiêu để ta có thể sử dụng đúng cho loại thiết bị đang cần. Để giải quyết vấn đề này, bạn chỉ cần có một chiếc VOM chuyển chức năng về đo điện áp và kết nối với hai đầu nguồn điện để đọc thông số

5. Sửa chữa thiết bị điện tử

Với bộ chức năng đa dạng của mình như đo điện áp, dòng điện, đo các loại linh kiện, đo thông mạch... đồng hồ vạn năng là trợ thủ đắc lực và gần như không thể thiếu của các thợ sửa chữa điện vì chỉ với một thiết bị nhỏ gọn mà bạn có thể "bắt mạch" được hầu hết các lỗi có thể xảy ra ở các thiết bị điện

Đồng hồ vạn năng VOM Twintex TM197 bảo hành 18 thángVOM cầm tay HIOKI DT4256Đồng hồ đo điện vạn năng Sanwa CD800A BH 18 tháng -1Đồng hồ vạn năng số Fluke 287
[su_button url="https://lidinco.com/danh-muc/dong-ho-do-dien-van-nang-dmm/dong-ho-van-nang-cam-tay/" target="blank" size="6"] Xem danh mục sản phẩm đồng hồ vạn năng tại đây[/su_button]