Tất cả thông tin về Module quang SFP bạn cần biết

02/Th12/2020 By Lidinco Ff 5715 view
Mục Lục
Mục Lục

Module thu phát quang được sử dụng rộng rãi để kết nối với các thiết bị mạng như switch, NIC (network interface card) và converter, điều này làm cho chúng trở thành thiết bị vô cùng cần thiết trong kết nối quang. Module quang SFP đã là một nền tảng trong công nghiệp nhiều năm qua, trong bài viết này hãy cùng nhau tìm hiểu xem module quang là gì, ứng dụng, củng như cách chọn và những câu hỏi thường gặp về module quang nhé    

Module quang SFP là gì?

Module quang SFP là gì   

Module quang SFP có khả nhiều tên gọi khác nhau như module SFP, module thu phát quang, SFP transceiver hoặc mini GBIC (gigabit interface converter).      

Đây là một loại module thu phát quang có kích thước nhỏ gọn, có thể cắm nóng vào các thiết bị mạng như switch, converter, NIC có cổng SFP (Small Form Factor). Loại module này được sử dụng rất rộng rãi trong các ứng dụng viễn thông và truyền thông dữ liệu    

Cổng SFP của nó nhận cả mô-đun quang và cáp đồng nên rất dễ sử dụng, đó là lý do vì sao nó được phát triển rộng rãi bởi nhiều nhà cung cấp linh kiện mạng. Module thu phát quang SFP không được tiêu chuẩn hóa với bất kỳ cơ quan chính thức nào, mà được quy định bởi thỏa thuận từ nhiều nguồn khác nhau (MSA - multi-source agreement)    

SFP module củng hỗ trợ SONET, Gigabit Ethernet, Fibre Channel và nhiều chuẩn giao tiếp khác. Ngoài ra, SFP củng đã thay thế mini GPIC trong hầu hết các ứng dụng nhờ vào kích thước nhỏ gọn và tiện dụng của nó    

Chức năng của module thu phát quang là gì?

- Chức năng chính của module quang SFP là chuyển đổi tín hiệu quang - điện. Nó bao gồm hai phần: phần truyền và phần nhận. Phần truyền sẽ chuyển đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang và truyền tín hiệu quang đó đến phần nhận. Tại đây, tín hiệu quang sẽ được chuyển lại thành tín hiệu điện để thiết bị mạng có thể đọc được     
- Module SFP tạo điều kiện giao tiếp tốc độ cao giữa các thiết bị chuyển mạch và các thành phần mạng khác như routers, converter, DSLAM hoặc các thiết bị khác     
- Sử dụng chủ yếu với cáp quang hoặc cáp đồng trục     
- Hình thức thiết kế nhỏ gọn của nó làm cho nó trở thành thiết bị lý tưởng cho hầu hết các khu vực làm việc từ lớn đến nhỏ     
- Hỗ trợ bước sóng lên đến 1310nm cho multimode và 1550nm cho singlemode     
- Các phiên bản SFP mới hơn như SFP+ đã được phát triển để cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao lên đến 10 Gbps    

Module quang RJ45 SFP Finisar FCLF-8521-3Finisar SFP RJ45        

 

Module quang Finisar FTLX8571D3BCLFinisar SFP        

 

Module quang Finisar FTLX8574D3BCLFinisar SFP+        

 

Module thu phát quang FinisarModule các thương hiệu khác        

Có những loại module SFP nào?

Module thu phát SFP có rất nhiều loại với các chuẩn kết nối cơ bản đa dạng. Nó có thể được phân loại theo chế độ hoạt động đơn (single mode) hoặc chế độ đa (multi mode) tùy theo loại cáp sử dụng, cho phép người dùng chọn bộ thu phát thích hợp theo phạm vi kết nối quang học cần thiết cho mạng      

Ngoài ra, module quang củng được phân loại theo tốc độ truyền có sẵn từ 100Mbps lên đến 4Gbps hoặc hơn. Khoảng cách làm việc củng được phân thành nhiều loại khác nhau có thể từ 500 mét đến hơn 100km tùy vào thông số của sản phẩm      

Module CWDM SFP và DWDM SFP cũng có sẵn các liên kết WDM. Nó củng có thể phân thành loại truyền dữ liệu quang hoặc dùng cáp. Dưới đây là bảng phân loại để bạn có thể dễ dàng tìm hiểu hơn      

Loại SFP      Loại thu phát      Connector      Khoảng cách truyền      Tốc độ      
SFP Fiber Module      
SX, MX, LX, EX, ZX, EZX, BX      
LC Duplex      
100m-160km thông qua MMF hoặc SMF      
100Mbps/ 1000Mbps      
CWDM/DWDM SFP      
LC Duplex      
10km-120km thông qua SMF      
SFP Copper Module      
1000BASE-T      
RJ45      
100m qua cáp xoắn đôi      
1000Mbps      
10/100BASE-T      
RJ45      
100m qua cáp xoắn đôi      
100Mbps      
10/100/1000BASE-T      
RJ45      
100m qua cáp xoắn đôi      
1000Mbps      

 

Thông thường, các cổng SFP được tìm thấy trong các bộ chuyển mạch Ethernet, bộ định tuyến, tường lửa và các thẻ NIC. Module kết nối với các thiết bị mạng bằng bằng cáp mạng sợi quang hoặc sợi đồng như Cat5e. Các bộ thu phát quang SFP như 3G video SFP, 12G video SFP có thể sử dụng trong các camera HD hoặc hệ thống giám sát.      

Những yếu tố cần cân nhắc khi mua module quang SFP

Khi chọn mua các bộ thu phát quang SFP, sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng luôn nhắm đến các thương hiệu chất lượng như Cisco, Finisar. Tuy nhiên, ngày nay thị trường vật liệu quang đã phát triển hơn rất nhiều nên bạn có thể lựa chọn một số sản phẩm đến từ một số thương hiệu khác miễn sao phù hợp với nhu cầu là được    

Vậy nếu chọn các loại module quang đến từ các thương hiệu OEM chúng ta cần phải lưu ý những gì?    

Khả năng tương thích của module SFP

Nếu bạn có nhu cầu mua bộ thu phát tín hiệu SFP đến từ một nhà cung cấp thứ ba, khả năng tương thích chính là thứ mà bạn cần phải quan tâm nhất. Trước khi đặt hàng, bạn có thể nhân viên tư vấn bán hàng xem loại module quang mà bạn đang muốn mua có phù hợp với thiết bị của bạn hay không. Hoặc bạn củng có thể thông qua bộ phận kỹ thuật nội bộ của công ty hoặc các trung tâm kiểm tra quang học của nhờ cung cấp xác nhận    

Module SFP mới và SFP cũ

Nếu chọn được một nhà cung cấp uy tín thì không có gì đáng nói nhưng ở một thị trường quá hỗn loạn, bạn muốn tìm một sản phẩm giá rẻ thì có thể sẽ gặp phải các sản phẩm cũ, không đảm bảo đủ chất lượng. Do đó, khi mua hàng hãy đảm bảo rằng mình đang mua các module mới bằng cách kiểm tra bề mặt của cổng kết nối có vết xước hay không đây là phương pháp cơ bản nhất. Ngoài ra, kiểm tra công suất quang học và so sánh kết quả kiểm tra với thông số kỹ thuật củng là một phương pháp đơn giản khác. Nếu kết quả sai lệch nhiều, hãy cẩn thận bạn có thể mua trúng loại SPF module đã qua sử dụng      

Giá thành của SFP Module

So với module quang SFP của Cisco hoặc các thương hiệu nổi tiếng khác như Finisar, Juniper, DELL... các loại module quang của bên thứ ba tiết kiệm chi phí hơn khá nhiều. Trong điều kiện thông thường không bàn về giá cả, các loại module có cùng thông số giữa các hãng tên tuổi và các thương hiệu OEM không có quá nhiều khác biệt. Tuy nhiên, các thương hiệu lớn luôn sự lựa chọn tối ưu, nhất là trong môi trường đòi hỏi sự khắc khe như các nhà máy hoặc các dự án viễn thông lớn đòi hỏi các sản phẩm có độ tin cậy cao    

Sự ổn định nhiệt độ khi làm việc

Module thu phát quang SFP chủ yếu được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu hoặc trên các thiết bị chuyển mạch nơi nhiệt độ có thể chênh lệch nhau khá lớn. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến công suất quang và độ nhạy quang. Do đó, nhiệt độ ổn định là yếu tố quan trong để đảm bảo module quang hoạt động ổn định trong thời gian dài - đây là một điểm mạnh của việc chọn mua loại linh kiện quang này của các thương hiệu lớn vì sản phẩm được sử dụng rộng rãi và có được sự tín dụng của nhiều người    

Chất lượng, nguồn gốc và dịch vụ sau bán hàng

Không ai có thể đảm bảo các sản phẩm bạn nhận được là hoàn toàn chất lượng, bất kỳ thiết bị nào cung cấp đến thị trường đều có tỷ lệ lỗi nhất định có thể đến hàng triệu cái sẽ có một cái hoạt động bất thường. Tuổi thọ của các bộ thu phát thường nằm trung bình trong khoảng 5 năm, rất có thể sản phẩm sử dụng tốt trong năm đầu tiên nhưng năm sau có thể không hoạt động bình thường. Do đó, cần phải chọn một nhà cung cấp uy tín người có thể giải quyết những hỏng hóc có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các giấy tờ chứng nhận nguồn gốc sản phẩm như CO, CQ củng cần được cung cấp để đảm bảo sự an tâm khi sử dụng      

Phân loại module quang SFP      

Nên mua module quang ở đâu uy tín?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu cung cấp các loại module quang với mức giá vô cùng đa dạng, bạn nên chọn các nhà cung cấp uy tín có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông để mua các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhất    

Lidinco với nhiều năm kinh nghiệm trong việc phân phối các thiết bị viễn thông, thiết bị đo lường điện sẽ đảm bảo mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, uy tín với mức giá và chế độ hỗ trợ khách hàng tốt nhất    

Một số dòng module quang mà Lidinco đang cung cấp như    

- Module thu phát quang SFP Finisar       
- Module thu phát quang SFP Cisco       
- Module thu phát quang SFP Qlogic       
- Module thu phát quang SFP Juniper       
- Module thu phát quang SFP DELL       
- Module thu phát quang SFP Intel       
- Module thu phát quang SFP Borcade       
- Module thu phát quang SFP Ciena      

 

danh-muc-module-quang-sfp      

 

Các câu hỏi thường gặp về module SFP

1. Những chức năng DDM, DOM, RGD là gì?

Các ký hiệu DDM, DOM, RGD có trên module SFP thường khiến mọi người nhầm lẫn chúng là tên sản phẩm. Trên thhực tế, đây là loại công nghệ hỗ trợ của module SFP       
- DDM (giám sát chuẩn đoán kỹ thuật số) là công nghệ cho phép người dùng theo dõi các thông số thời gian thực trong các module SFP như công suất đầu vào, công suất đầu ra và nhiệt độ       
- DOM (giám sát quang kỹ thuật số) tương tự như DDM, công nghệ này củng cho phép người dùng của các thông số của bộ thu phát SFP       
- RGD là ký hiệu của các bộ thu phát quang có độ "bền siêu cao" phù hợp cho các ứng dụng mạng công nghiệp như tự động hóa sản xuất, trạm biến áp và hệ thống giao thông thông minh      

2. Sự khác nhau giữa SFP single mode và SFP multi mode?

Có ba điểm khác biệt chính giữa SFP chế độ đơn (SMF SFP) và SFP đa chế độ (MMF SFP)       
- Thứ nhất: là sự khác biệt về loại cáp quang được sử dụng với chúng, sợi đơn mode có lõi nhỏ hơn sợi đa mode và nó cho phép băng thông không giới hạn và suy hao thấp hơn. Trong khi sọi quang đa mode có thể lan truyền nhiều chế độ ánh sáng khác nhau       
- Thứ hai: là khác biệt về khoảng cách truyền, bộ thu phát quang đơn thường được sử dụng để truyền dữ liệu các khoảng cách dài lên đến 120km, trong khi các module SFP đa thường được sử dụng trong các ứng dụng truyền tải khoảng cách gần       
- Thứ ba: về giá thành, SFP single mode có giá thành cao hơn khá nhiều so với SFP multi mode do sử dụng các bộ phát quang khác nhau      

3. Sự khác biệt SFP và SFP+ là gì?

SFP và SFP+ có cùng kích thước và hình thức thiết kế. Sự khác biệt chính giữa SFP và SFP+ là SFP thường được sử dụng cho các ứng dụng 100Base hoặc 1000Base, trong khi SFP+ được sử dụng trong các ứng dụng Gigabit Ethernet. Tốc độ dữ liệu và khoảng cách truyền của chúng củng khác nhau. Ví dụ, SFP hỗ trợ bộ thu phát Fibre Channel tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 4Gbps. trong khi tốc độ thu phát của SFP+ lên đến 10.3125Gbps      

4. Có thể sử dụng module SFP cắm vào khe SFP+ không?

Trong nhiều trường hợp, cổng SFP+ có thể cắm được các module quang SFP nhưng tốc độ sẽ bị giảm xuống 1G thay vì 10G. Tuy nhiên, không thể cắm SFP+ vào cổng SFP, vì SFP+ không hỗ trợ tốc độ dưới 1G. Ngoài ra, hầu hết các cổng SFP+ trên các thiết bị chuyển mạch Cisco đều có thể hỗ trợ SFP, nhưng nhiều cổng SFP+ của bộ chuyển mạch Brocade hoặc một số thương hiệu khác chỉ hỗ trợ quang SFP+      

5. Làm sao để nâng cao độ bền của module thu phát quang SFP?

Trong một số tường hợp, ta có thể xem module quang như là một loại vật liệu tiêu hao, vậy sử dụng như thế nào để tăng tuổi thọ của chúng?   

- Bảo vệ cổng quang, giữ sạch cổng tiếp xúc, tránh để cổng SFP tiếp xúc lâu trong không khí, không làm xước mặt cuối hoặc phần vỏ... để tránh hiện tượng oxy hóa       
- Sử dụng đúng mô-đun SFP, giữ bộ thu phát hoạt động ở mức bình thường: tháo lắp nhẹ nhàng để tránh các thiệt hại gây ra do lỗi cơ học       
- Giữ độ ẩm của môi trường làm việc trong mức cho phép      

danh-muc-module-quang-sfp      

Tham khảo: FS