Kiểm Tra Động Cơ Mô Tơ: 05 Phương Pháp Bạn Cần Biết
Để đảm bảo động cơ điện có thể hoạt động hiệu quả, ngoài việc động cơ cần làm việc với hiệu suất đầy đủ. Thì các yếu tố khác như không tiêu hao quá nhiều năng lượng, chi phí vận hành ổn định, tuổi thọ, độ tin cậy đều liên quan trực tiếp đến sức khỏe động cơ
Như vậy, để đảm bảo việc motor vận hành ổn định thì việc giám sát động cơ thường xuyên là rất quan trọng. Việc theo dõi và khắc phục sự cố trước nó xảy ra có thể giúp giảm đáng kể chi phí, nhu cầu nhân công và thời gian chết của dây chuyền làm việc. Đồng thời cũng mang lại khả năng phòng tránh tốt hơn trước các sự cố trong tương lai. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Lidinco tìm hiểu 5 bài kiểm tra phổ biến nhất để thử nghiệm động cơ điện
Các lỗi thường gặp trong động cơ điện
Lỗi cơ học
Một số lỗi cơ học thường thấy ở động cơ như lỗi căn chỉnh, thông gió, đo độ rung và tình trạng bôi trơn đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc của động cơ điện.
Vì vậy, khi động cơ không khởi động được, chạy không liên tục, tỏa ra lượng nhiệt lớn, thường xuyên ngắt các thiết bị an toàn hoặc hoạt động không đáng tin cậy, điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân cơ bản của vấn đề bằng cách đánh giá các mức và điều kiện cơ bản của hệ thống.
Lỗi điện tử
Đôi khi sự cố motor bắt nguồn từ nguồn điện, dây dẫn mạch nhánh hoặc bộ điều khiển động cơ. Đôi khi tải bị kẹt hoặc không khớp. Một số trường hợp lỗi bắt nguồn từ chính động chẳng hạn như dây bị cháy, kết nối bị hỏng hoặc kém, lỗi cuộn dây, sự suy giảm trong lớp cách điện hoặc lỗi ổ trục quan trọng.
Máy kiểm tra lỗi động cơ motor
Hiện nay, có rất nhiều thiết bị đo giúp bạn chuẩn đoán nhanh các vấn đề liên quan động cơ như ampe kìm, máy đo nhiệt độ, máy đo mê-ga-ohm, máy kiểm tra cuộn dây và máy hiện sóng… Trên đây chỉ là một số dòng máy phổ biến, trong thực tế còn nhiều thiết bị chuyên dụng khác, mỗi dòng máy đảm nhiệm sự cố ở một công đoạn cụ thể, mỗi công cụ có thể giúp làm sáng tỏ vấn đề theo những cách khác nhau.
Có một nguyên tắc hữu ích để khắc phục sự các cố động cơ, đầu tiên hãy dựa vào các yếu tố giác quan như: Động cơ có nóng hay quá nhiệt không? Động cơ có mùi hoặc phát ra âm thanh bất thường khi hoạt động không? Động cơ có hoạt động vật lý theo cách bất thường không? Để bắt đầu đánh giá, trước tiên hãy kiểm tra các biện pháp cơ bản về hiệu suất của động cơ: mức dòng điện, công suất, điện áp và điện trở.
Các thử nghiệm đo lường điện cơ bản thường được thực hiện bằng đồng hồ vạn năng, hàng loạt các phép đo như điện áp, dòng điện, thông mạch cho bạn xác định các vấn đề sơ bộ của động cơ
05 phương pháp kiểm động cơ motor
Hỏng động cơ có thể cực kỳ tốn kém vì nó gây gián đoạn, dẫn đến thời gian ngừng hoạt động của dây chuyền không theo kế hoạch và chi phí bảo trì cũng tăng lên rất nhiều.
Việc dành thời gian để kiểm tra động cơ kỹ lưỡng — cả trong các chương trình bảo trì thường xuyên, định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của sự cố — là vô cùng cần thiết để có thể được dự đoán, ngăn ngừa, cô lập và giải quyết các vấn đề về động cơ một cách đáng tin cậy với sự gián đoạn tối thiểu.
Dưới đây là 05 phương pháp kiểm tra động cơ phổ biến mà bạn có thể áp dụng để bảo vệ thiết bị của mình
1. Thử nghiệm cao áp (Hipot Test): Xác định hiệu quả điện môi cách điện của cáp
Phương pháp này được tiến hành để phát hiện điểm yếu, nhận biết được khả năng hỏng hóc trong lớp cách điện của cáp hoặc dây dẫn.
Để thực hiện bài kiểm tra này ta sẽ sử dụng thiết bị gọi là Hipot Tester (Thiết bị thử nghiệm điện thế cao) là loại thiết bị chuyên dụng cho các bài kiểm tra độ bền điện môi, nên được thực hiện ngay sau khi tiến hành các kiểm tra trực quan về cơ học và kiểm tra điện trở cách điện ban đầu
Các dòng máy Hipot Tester cho phép bạn thử nghiệm với điện áp AC - DC (có thể lên đến 6kV), thử nghiệm hipot liên quan đến việc áp dụng dòng điện giữa các mạch điện và khung motor.
Máy Hipot sẽ cung cấp một điện áp cao hơn mức quá áp của động cơ trong quá trình thử nghiệm để đánh giá độ bền cách điện của cuộn dây. Bài kiểm tra độ bền đơn gian nhất là liên tục áp dụng điện áp 1000V, 50-60Hz, cộng với hai lần điện áp định mức cụ thể của máy trong 60 giây
Thử nghiệm Hipot chỉ nên được thực hiện một lần ở cường độ đầy đủ và sau đó giảm cường độ xuống 85% cho các thử nghiệm bổ sung để tránh gây quá tải cho lớp cách điện đang được thử nghiệm. Trong trường hợp lớp cách điện được tân trang lại, thử nghiệm nên được thực hiện ở mức 60% điện áp thử nghiệm thông thường để tránh quá tải vật liệu.
Máy kiểm tra Hipot Kikusui TOS9301 | Máy kiểm tra Hipot Ainuo AN965-15(F) | Máy kiểm tra Hipot DC/IR Tonghui TH9120D 12kV DC | Máy kiểm tra Hipot TongHui TH9320 5kVAC - 6kVDC |
2. Thử nghiệm xung điện đột biến (Surge Test): Phát hiện ngắn mạch và phát hiện điểm burnout
Đây là một thử nghiệm quan trọng trong khâu bảo dưỡng động cơ toàn diện, việc thường xuyên thực hiện bài kiểm tra đột biến có thể giúp bạn phát hiện tình trạng cháy động cơ một cách đáng tin cậy và hỗ trợ dự đoán hỏng hóc động cơ trong tương lai.
Kiểm tra phóng xung điện cho phép xác định các vòng dây dẫn của động cơ có bị đoản mạch và lớp cách điện của dây dẫn bị hỏng, đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên bắt nguồn cho các sự cố điện.
Các nguyên nhân chính dẫn đến những lỗi này là do cặn hóa chất, lỗi sản xuất hoặc lỗi quấn lại dây, chuyển động khởi động thường xuyên và sử dụng nhiều đều có thể làm mòn lớp cách điện trên các cuộn dây của động cơ.
Bằng việc sử dung máy thử nghiệm đột biến Surge Tester, các kỹ thuật viên và chuyên gia bảo trì có thể an toàn áp dụng xung điện áp hoặc đột biến vào từng bộ cuộn dây động cơ để phân lập hiệu suất của chúng riêng lẻ và khi so sánh với nhau.
Tiêu chuẩn thử nghiệm xung điện được quy định bởi IEEE 522, thiết lập mức điện áp phù hợp cho nhiều loại cuộn dây và điều kiện khác nhau.
Máy thử nghiệm phóng xung điện Kikusui SPEC80678 | Máy thử nghiệm phóng xung điện Kikusui KES7751 | Máy thử nghiệm phóng xung điện Kikusui KES7703 | Máy thử nghiệm phóng xung điện Kikusui KES7721 |
3. Thử nghiệm cách điện (Megger Test): Đánh giá hiệu suất cách điện quan trọng
Phương pháp kiểm tra này sử dụng máy đo điện trở cách điện Mê-gôm-mét, được sử dụng cho các cuộc kiểm tra định kỳ, đáng tin cậy để giám sát hiệu suất cách điện tổng thể của nhiều loại máy mọc, vật liệu như, thiết bị, động cơ, cáp cuộn, tụ điện, hệ thống phân phối điện… về cơ bản là bất kỳ loại thiết bị điện hoặc hệ thống dây điện hiệu suất cao nào để có thể sử dụng thử nghiệm này
Máy đo điện trở cách điện áp dụng điện áp cao cho hệ thống trong một khoảng thời gian quy định, đo dòng điện rò rỉ qua lớp cách điện. Phép đo này được biểu thị dưới dạng điện trở và khi được kiểm tra định kỳ, có thể được sử dụng để biểu đồ hóa và đánh giá tình trạng cách điện tổng thể của động cơ theo thời gian.
Các thông tin quan trọng này giúp các thợ kỹ thuật chỉ ra các kiểu hao mòn và hư hỏng của động cơ, cho phép người trực tiếp vận hành thiết bị có thể dự đoạn trước được nhu cầu bảo trì, qua đó chủ động hơn trong việc kiểm tra sửa chữa trước khi các hư hỏng nghiệm trọng xảy ra
Khi kiểm tra một thiết bị phức tạp, mê-gôm-mét cần được thiết lập, kết nối và vận hành rất cẩn thận để tránh hư hỏng thiết bị và thương tích cho người vận hành do mức điện áp thử nghiệm cao gây ra. Ngoài ra, các động cơ đang được kiểm tra phải được ngắt kết nối và cô lập để quan sát đúng cách — một khía cạnh quan trọng của phân tích toàn bộ cuộn dây động cơ.
Máy kiểm tra cách điện cao áp Kyoritsu KEW 3125A | Máy kiểm tra cách điện cao áp Kyoritsu KEW 3122B | Máy đo điện trở cách điện TongHui TH2683B | Máy đo điện trở cách điện Fluke 1507 |
4. Kiểm tra sụt áp: Đánh giá thiết bị cần vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng
Trong số nhiều bài kiểm tra motor có sẵn, kiểm tra sụt áp là một trong những phương pháp kiểm tra nhanh nhất, dễ nhất và cho nhiều giá trị nhất,
Kiểm tra sụt áp motor cho phép đánh giá dễ dàng chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạch điện. Bài kiểm tra sụt áp có thể dễ dàng thực hiện với tải cơ bản và đồng hồ vạn năng (VOM).
Sau khi tải được áp dụng, VOM có thể đo kết nối trực tiếp để tìm sụt áp trong mạch khi có tải.
Vì dòng điện sẽ tạo hồ quang theo đường đi có điện trở nhỏ nhất, dòng điện dư sẽ tự nhiên chảy đến VOM và tạo ra một phép đo. Và nếu mạch điện trước đó bị đứt, VOM có thể tạo ra một luồng tạm thời để cố gắng cô lập khu vực mất điện.
Dấu hiệu sụt áp thường là dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy cần phải vệ sinh, bảo trì hoặc sửa chữa thường xuyên.
Đồng hồ đo điện Matrix MDM-203 (True RMS, NCV) | Đồng hồ vạn năng để bàn Siglent SDM3065X | Đồng hồ vạn năng để bàn Twintex TM-8155+ | Đồng hồ vạn năng Fluke 87VMAX-PVLEAD1 |
5. Kiểm tra tổn hao lõi từ (Core Loss Test): Đảm bảo chất lượng và độ tin cậy
Hầu hết các động cơ đều có một giá trị suy hao năng lượng nhất định. Tuy nhiên nếu tổn thất quá lớn về công suất hoặc các bất thường về mức sử dụng năng lượng thì đây có thể là một vấn đề lớn hơn như hư hỏng vật lý, quá nhiệt hoặc lỗi quấn dây
Trên thực tế, tổn hao lõi có thể là nguyên nhân gây ra một số lãng phí năng lượng lớn nhất trong động cơ điện và thậm chí trong toàn bộ hệ thống sản xuất.
Bằng các sử dụng máy kiểm tra tổn thất lõi cuộn dây có thể tìm ra sự khác biệt giữa công suất đầu vào và đầu ra của động cơ. Sau đó, có thể lập biểu đồ các số liệu thống kê này so với các mức chấp nhận được và các tiêu chuẩn công nghiệp.
Một số tổn thất năng lượng có thể nằm trong mức cho phép, một số tổn thất đáng kể có thể tiết lộ các vấn đề có thể sửa chữa trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Nó cũng có thể là một chỉ báo mạnh mẽ về động cơ cần thay thế , giúp đảm bảo rằng ngay cả động cơ được quấn lại vẫn duy trì hiệu suất và hiệu quả lý tưởng của nó.
6. Kiểm tra tốc độ động cơ
Một phương pháp phổ biến khác để kiểm tra động cơ đó chính là kiểm tra khả năng tăng tốc và giảm tốc của động cơ. Việc kiểm tra này có thể được thực hiện dễ dàng bằng các dòng máy cấp nguồn AC có khả năng điều chỉnh điện áp, dòng điện, tần số đầu ra giúp các bài kiểm tra của bạn luôn chính xác với độ tin cậy cao
Ngoài ra, các hệ thống thử nghiệm motor cao cấp cũng được sử dụng để kiểm tra đa dạng như động cơ không chổi than gia dụng, động cơ servo, động cơ xe điện, động cơ quạt, động cơ UAV, dụng cụ điện không chổi than và các ngành công nghiệp khác.
Bộ nguồn AC Ainuo ANFH001S(F) | Nguồn AC Ainuo ANFC2000T(F) | Hệ thống kiểm tra động cơ điện Ainuo AN8356M(F) | Hệ thống kiểm tra động cơ điện Ainuo AN8355S(F) |
Tiêu chuẩn kiểm tra động cơ motor
Tất cả các thử nghiệm trên đều được thực hiện theo tiêu chuẩn ANSI /EASA AR100-2105, trong đó nêu ra các thông lệ được khuyến nghị để sửa chữa các thiết bị điện xoay. Phiên bản AR100 năm 2015 — được giới thiệu vào năm 1988 và đã được sửa đổi vào các năm 2001, 2006 và 2010 — bao gồm hơn 100 lần sửa đổi, nhằm mục đích cải thiện hơn nữa chất lượng, độ an toàn và hiệu suất của động cơ.
Kiểm tra động cơ là cách có tác động thấp, giá trị cao để kéo dài tuổi thọ thiết bị của bạn. Việc chẩn đoán theo lịch trình thường xuyên và khắc phục sự cố kỹ lưỡng ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của sự cố có thể dẫn đến việc sửa chữa hiệu quả hơn, kịp thời hơn, hoạt động hiệu quả hơn và ít gây hư hỏng hơn cho toàn bộ hệ thống.
Mua máy kiểm tra động cơ motor ở đâu
Với kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực phân phối thiết bị đo lường điện tử, Lidinco luôn mong muốn mang đến cho khách hàng các dòng sản phẩm chất lượng với mức giá tốt nhất. Đối với các dòng máy kiểm tra - bảo trì chất lượng Motor hiện Lidinco đang cung cấp sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu Nhật, Trung, Mỹ… phù hợp cho đa dạng nhu cầu sử dụng của khách hàng
Để được tư vấn chọn mua thiết bị một cách chính xác và nhanh chóng, khách hàng vui lòng liên hệ cho Lidinco theo thông tin bên dưới. Đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm của Lidinco sẽ liên hệ để tư vấn quý khách chọn mua thiết bị một cách hiệu quả nhất
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
HCM: 028.39778269 - 028.36016797 - Zalo 0906.988.447
Skype: Lidinco - Email: sales@lidinco.com
Bắc Ninh: 0222.7300180 - Email: bn@lidinco.com
Tin cùng danh mục