Ngắn mạch là gì? Nguyên nhân, Tác hại và Cách xử lý an toàn

15/Th07/2025 By User Admin 5 view
Mục Lục
Mục Lục

Ngắn mạch là một hiện tượng điện mà chắc hẳn ai cũng đã gặp vài lần trong đời. Chắc hẳn bạn đã từng nghe một tiếng “bụp” từ ổ điện hoặc cầu dao sau đó mọi thứ xung quanh chìm trong bóng tối, đó khả năng cao là dấu hiệu của hiện tượng ngắn mạch. Đây là là một sự cố điện khá phổ biến nhưng lại rất nguy hiểm, dù bạn là ai hãy trang bị những kiến thức cần biết về hiện tượng này để có những biện phép xử lý an toàn nếu chẳng may gặp phải

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ những thông tin cần thiết nhất về hiện tượng ngắn mạch. Khái niệm, phân loại, cách kiểm tra và cách xử lý an toàn nhất. Mời bạn tham khảo ngay ở phần bên dưới

Ngắn mạch là gì? Hiểu đúng bản chất để phòng tránh hiệu quả

ngan-mach-la-gi

Ngắn mạch (còn gọi là đoản mạch hoặc chập mạch) là hiện tượng mà các dây dẫn điện có điện thế khác nhau (ví dụ như dây nóng và dây trung tính) chập trực tiếp vào nhau tại một điểm nào đó mà không đi qua bất kỳ thiết bị tiêu thụ điện (tải) nào.

Hãy tưởng tượng dòng điện như một dòng sông chảy trong hai con kênh song song (dây nóng và dây trung tính). Các thiết bị điện như bóng đèn, quạt máy giống như những guồng nước, sử dụng năng lượng của dòng sông để hoạt động. Khi xảy ra ngắn mạch, giống như có một con đập bị vỡ khiến nước từ hai con kênh tràn vào nhau một cách đột ngột. Dòng chảy lúc này không còn qua guồng nước nữa mà tạo thành một dòng xoáy cực mạnh, phá hủy mọi thứ xung quanh. Tương tự, khi ngắn mạch, dòng điện không qua tải mà đi theo con đường ngắn nhất, gây ra một sự tăng vọt về cường độ gần như tức thời

Bạn nên biết!

→ Ta cần phân biệt rõ giữa hiện tượng ngắn mạch và quá tải. Quá tải là khi bạn cắm quá nhiều thiết bị vào một ổ cắm, khiến dòng điện tăng lên từ từ và vượt quá mức cho phép. Trong khi đó, ngắn mạch là sự cố chập dây, khiến dòng điện tăng đột ngột lên mức cực lớn trong một khoảnh khắc.

Ba nguyên nhân gây ra ngắn mạch

Cách điện dây bị lỗi

lỗi ngắn mạch, đoản mạch, chập mạch

- Lớp vỏ cách điện cũ hoặc bị hư hỏng có thể khiến dây trung tính và nóng chạm vào nhau và gây đoản mạch. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do móng tay, ốc vít, tuổi thọ của dây dẫn đều có thể làm cho vỏ dây hoặc lớp cách điện bị hư hỏng. Ngoài ra, lớp cách điện củng có thể bị hư hỏng do sự phá hoại của các loại động vật gặm nhấm như chuột, sóc làm hở đoạn dây đồng và gây ra hiện tượng đoản mạch

Kết nối dây lỏng lẻo

- Các mối nối trong quá trình đấu dây bị nối lỏng có thể khiến dây trung tính và dây sống chạm vào nhau. Kiểm tra và sửa chữa các kết nối dây bị lỏng giúp hạn chế tối đa hiện tượng này, việc này được thực hiện tốt nhất bởi các thợ kỹ thuật điện hoặc người có chuyên môn

Thiết bị điện bị lỗi

- Khi một thiết bị được cắm vào ổ cắm trên tường, hệ thống dây điện của nó sẽ trở thành một phần mở rộng của mạch và bất kỳ vấn đề nào xảy ra với hệ thống điện của thiết bị đều trở thành sự cố của mạch. Các thiết bị cũ hoặc hỏng có thể gây đoản mạch bên trong sau một thời gian dài sử dụng. Đoản mạch trong các thiết bị có thể xảy ra ở phích cắm, trong dây nguồn hoặc bên trong chính thiết bị. Để kiểm tra một thiết bị cũ có còn sử dụng  tốt hay không tốt nhất là nhờ đến các thợ sữa đối với các thiết bị điện lớn. Đối với các thiết bị nhỏ đơn giản như bóng đèn có thể tự sửa nếu bạn có kiến thức về điện

Tác hại khôn lường của hiện tượng ngắn mạch

Ngắn mạch không chỉ dừng lại ở việc làm ngắt aptomat, nó còn gây những tác động vật lý vô cùng nguy hiểm. Khi xảy ra sự cố, dòng điện ngắn mạch có thể tăng lên gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với dòng điện định mức bình thường trong mạch. 

Cường độ dòng điện khổng lồ này có thể sinh ra một lượng nhiệt cực lớn trong thời gian ngắn, nhiệt lượng này đủ sức làm nóng chảy lớp vỏ cách điện của dân điện gây hỏa hoạn. Đồng thời, nó cũng có thể tạo ra lực điện động đủ mạnh để làm biến dạng hoặc phá hủy kết cấu của thanh dẫn, máy biến áp và các thiết bị khác. Có thể thấy, ngắn mạch là nguyên nhân hàng đầu của các vụ hỏa hoạn liên quan đến điện

Bên cạnh đó, một hệ quả khác gây ra là sự sụt giảm điện áp ngắn mạch. Khi sự cố xảy ra, điện áp trên toàn bộ hệ thống sẽ bị sụt giảm một cách nghiêm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến nơi xảy ra sự cố mà còn làm cho các thiết bị điện khác trong cùng mạng lưới ngừng hoạt động, hoạt động sai chức năng, gây ra những thiệt hại lớn theo dây chuyền

tac-hai-cua-ngan-mach

02 dạng ngắn mạch thường gặp trong thực tế

Trong thực tế, sự cố ngắn mạch không chỉ có một dạng duy nhất mà được phân thành nhiều loại tùy thuộc vào đặc điểm của lưới điện. Việc phân loại giúp chúng ta chẩn đoán nguyên nhân và đánh giá mức độ nghiêm trọng chính xác hơn.

Ngắn mạch 1 pha: Hiện tượng phổ biến trong lưới điện dân dụng

  • Là hiện tượng thường xảy ra trong các lưới điện dân dụng như hệ thống điện gia đình, văn phòng. Nó xảy ra do dây nóng (dây pha) chập với dây nguội (dây trung tình). Nguyên nhân gây ra có thể do lớp cách điện của dây dẫn bị lão hóa hao mòn theo thời gian, bị ẩm hoặc bị động vật như chuột cắn phá. Ngoài ra, cũng có thể do quá trình sửa chữa, đấu nối sai kỹ thuật gây ra

Ngắn mạch 3 pha: Vấn đề cần lưu tâm trong hệ thống công nghiệp

  • Khác với điện 1 pha, điện 3 pha thường ứng dụng trong các hệ thống lớn nên có sự cố xảy ra thì mức độ ảnh hưởng sẽ lớn hơn ngắn mạch 1 pha rất nhiều. Một số trường hợp của ngắn mạch 3 pha có thể kể đến như 3 pha chập nhau, 2 pha chập nhau, hoặc 1 pha hay 2 pha chập đất. Đây được xem là dạng sự cố nguy hiểm nhất vì nó tạo ra dòng điện phá hủy lớn nhất, có khả năng gây hư hỏng nặng nề cho máy móc và toàn bộ hệ thống cung cấp điện của nhà xưởng, khả năng cháy nổ rất cao

Hướng dẫn cách kiểm tra ngắn mạch an toàn và chính xác

Để xử lý bất cứ sự cố nào liên quan đến điện nói chung và ngắn mạch nói riêng, hãy luôn nhớ: AN TOÀN LÀ TRÊN HẾT, tai nạn điện rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu bạn không có chuyên môn, cách tốt nhất là gọi thợ điện.

Các dấu hiệu ban đầu của đoản mạch

  • Aptomat liên tục ngắt: là một thiết bị bảo vệ an toàn điện, Aptomat sẽ tự động ngắt khi hệ thống điện có lỗi, nếu sự cố chưa được sửa chữa Aptomat sẽ tiếp tục bị ngắt nếu bạn cố tình mở lên trong khi chưa sửa chữa xong lỗi
  • Có mùi khét: khi dòng điện tăng cao, nhiệt lượng sẽ tăng theo và có thể làm cháy khu vực xung quanh gây ra mùi khét thường là mùi nhựa cháy của dây dẫn hoặc kim loại của phần vỏ
  • Phát ra tia lửa điện: chập mạch cũng có thể xuất hiện với tia lửa điện do dòng điện và nhiệt lượng tăng cao
  • Âm thanh lạ từ thiết bị điện hoặc ổ cắm: những âm thanh lạ như xè xè hoặc rè rè có thể do rò rỉ điện gây ra. Hãy kiểm tra sớm thiết bị điện nếu có âm thanh này

Hướng dẫn kiểm tra ngắn mạch bằng đồng hồ vạn năng

Bước 1: Ngắt hoàn toàn nguồn điện tại aptomat tổng.

Bước 2: Cô lập khu vực/thiết bị nghi ngờ đang xảy ra sự cố.

Bước 3: Chuyển đồng hồ VOM về thang đo điện trở (Ω) hoặc đo thông mạch (chế độ có tiếng bíp).

Bước 4: Đặt hai que đo vào hai dây dẫn cần kiểm tra (ví dụ 2 lõi của phích cắm, hoặc 2 cọc đấu nối). 

Bước 5: Nếu đồng hồ hiển thị giá trị điện trở gần bằng 0 và phát ra tiếng bíp liên tục, điều đó xác nhận rằng đoạn dây hoặc thiết bị đó đang bị ngắn mạch.

huong-dan-kiem-tra-ngan-mach

Cần làm gì khi sự cố ngắn mạch xảy ra

Khi phát hiện sự cố ngắn mạch xảy ra, việc hành động càng nhanh chóng và "chính xác" nhấn mạnh bạn phải thực hiện chính xác vì nếu làm sai có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hãy thực hiện các bước sau đây

  • Giữ bình tĩnh và ngắt ngay nguồn điện tổng: Đây là việc quan trọng nhất mà bạn cần làm đầu tiên. Đến ngay vị trí cầu dao hoặc aptomat tổng của nhà (văn phòng) và gạt nó về vị trí TẮT (OFF) để ngắt hoàn toàn hệ thống điện.
  • Rút các thiết bị điện ra khỏi ổ cắm: Khi đã ngắt điện an toàn, bắt đầu rút phích cắm của tất cả các thiết bị, đặc biệt là những thiết bị đang hoạt động hoặc nằm gần khu vực nghi ngờ có sự cố.
  • Xử lý nguy cơ cháy (nếu có): Nếu thấy có khói và lửa, hãy sử dụng bình PCCC để dập tắt đám cháy (loại bình chứa khí CO2 và bột). Tuyệt đối không dùng nước để dập lửa điện vì nước có thể dễ điện gây nguy hiểm cho tính mạng. Nếu đám cháy hoàn toàn vượt ngoài tầm kiểm soát, ưu tiên đến nên an toàn và gọi lực lượng PCCC
  • Không tự ý sửa chữa: Sau khi tình hình đã được kiểm soát, tuyệt đối không được tự ý đóng lại aptomat hay tháo dỡ các thiết bị để sửa chữa nếu bạn không có chuyên môn.
  • Gọi thợ điện chuyên nghiệp: Sau khi đã khắc phục được sự cố. Bạn cần một thợ điện có tay nghề đến để sữa chữa lại mạch (hệ thống) điện sao cho đúng kỹ thuật và an toàn nhất. Đảm bảo vấn đề sẽ không xảy ra trong tương lai

Bảo vệ ngắn mạch: Giải pháp an toàn cho chính bạn

Dĩ nhiên, sự cố xảy ra thì không ai mong muốn, thay vì chờ sự cố xảy ra, ta có thể chủ động trang bị các giải pháp bảo vệ ngắn mạch và đó cũng là yêu cầu an toàn trong mọi hệ thống điện từ dân dụng cho đến công nghiệp. Thông thường, sẽ có 02 phương pháp bảo vệ ngắn mạch như Lidinco sẽ đề cập dưới đây

Sử dụng thiết bị bảo vệ ngắn mạch

Đây là những người vệ sĩ thầm lặng bảo vệ cho hệ thống điện của bạn. Mỗi thiết bị bảo vệ ngắn mạch sẽ có cơ chế hoạt động riêng nhưng mục đích chung của chúng đều là ngắt dòng điện ngay khi phát hiện sự cố.

  • Cầu chì: đây là dạng thiết bị chống ngắn mạch đơn giản nhất, hoạt động dựa trên nguyên lý nóng chảy. Khi có dòng điện lớn bất thường đi qua mạch (dòng điện ngắn mạch) sẽ làm dây chì nóng lên và chảy (đứt) ra làm hở mạch. Nhược điểm điểm của nó là phải thay thế sau mỗi lần có sự cố điện
  • Aptomat (Circuit Breaker - CB): là dạng thiết bị hiện đại và cũng được sử dụng rất phổ biến, chúng có còn các tên gọi rất thân thuộc như CB hay cầu dao tự động, có khả năng tự động ngắt mạch khi phát hiện dòng điện ngắn mạch hoặc quá tải trong mạch điện. Ưu điểm của thiết bị này là có thể đóng lại tự động, tái sử dụng dễ dàng sau khi sự cố được khắc phụ. Các loại Aptomat phổ biến là MCB, MCCB

Tìm hiểu về mạch bảo vệ ngắn mạch trong thiết bị điện tử

  • Không chỉ tồn tại trong hệ thống điện lực, các mạch bảo vệ ngắn mạch còn rất quan trọng trong lĩnh vực điện tử. Hầu hết các bộ nguồn, adapter sạc laptop, điện thoại, hay các bo mạch điện tử phức tạp đều được trang bị sẵn một mạch bảo vệ ngắn mạch ở bên trong. 
  • Mạch bảo vệ này có nhiệm vụ giám sát dòng điện đầu ra và nếu có sự cố chập dây ở ngõ ra, nó sẽ ngay lập tức ngắt nguồn để bảo vệ chính thiết bị khỏi hư hỏng và đảm bảo an toàn cho người dùng.

Kết luận

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có một cái nhìn rõ ràng và đầy đủ về ngắn mạch – từ bản chất, tác hại cho đến cách xử lý và phòng ngừa. Đây không phải là một hiện tượng để xem nhẹ. Việc kiểm tra định kỳ hệ thống điện, sử dụng các thiết bị điện chất lượng đến từ các thương hiệu uy tín và trang bị đầy đủ các khí cụ bảo vệ là khoản đầu tư xứng đáng cho sự an toàn của chính bạn và những người xung quanh.

Hãy chia sẻ bài viết này đến người thân và bạn bè để cùng nhau nâng cao kiến thức về an toàn điện! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới.

Lidinco chuyên cung cấp thiết bị đo lường điện

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua sắm các thiết bị đo lường và sửa chữa điện bạn có thể liên hệ cho Lidinco theo thông tin bên dưới. Chúng tôi chuyên cung cấp các dòng thiết bị đo lường nhập khẩu chính hãng, chất lượng với mức giá phải chăng. Sản phẩm đa dạng phù hợp với đa dạng nhu cầu của người dùng

Matrix-MDM203-1.jpg
ampe-tc103.jpg
sds822x-hd.jpg
bo-nguon-dieu-chinh-da-nang-twintex-sp3005-30v-5a.jpg

Đồng hồ vạn năng

Ampe kìm

Máy hiện sóng

Bộ nguồn DC

Thông tin liên hệ mua hàng

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG

Trụ sở chính: 487 Cộng Hòa, P.Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
Email: sales@lidinco.com

VP Bắc Ninh: 184 Bình Than, P. Võ Cường, Bắc Ninh
Điện thoại: 0222 7300 180
Email: bn@lidinco.com

Hotline: 0906.988.447