Hướng dẫn chi tiết về máy đo độ rung (Vibration Meter)

01/Th08/2019 By Lidinco Ff 7253 view
Mục Lục
Mục Lục

Theo quy định từ các nhà sản xuất, các loại thiết bị (động cơ) sau khi xuất xưởng hoạt động đều có rung trong một mức độ cho phép. Khi vượt quá ngưỡng cho phép này có nghĩa máy móc của bạn đang hoạt động một cách bất thường. Để nhận biết được thông số này, bạn cần phải có một thiết bị chuyên dụng để được độ rung, vậy máy đo độ rung là gì và cách sử dụng như thế nào mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây    

1️⃣ Máy đo độ rung là gì?

Máy đo độ rung (Vibration meter) là thiết bị được sử dụng để kiểm tra rung động của máy móc (động cơ), độ rung có thể đo được ở nhiều giá trị khác nhau như: vận tốc rung (mm/s), gia tốc rung (m/s²), tần số rung (Hz) hoặc biên độ rung (mm). Từ các giá trị đo lường đó, bạn có thể đối chiếu được so với thông số quy định từ nhà sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế để biết được động cơ có đang hoạt động bình thường (đúng như những gì mà nó cần thực hiện hay không)   

Máy đo độ rung thường có thiết kế nhỏ gọn và có nhiều dạng thiết kế. Dạng cơ bản nhất mà bạn có thể thấy bao gồm một bộ điều khiển được kết nối với dây cáp ở phần đầu là một sensor đo độ rung . Ngoài ra, bạn có thể thấy loại thiết bị này ở dạng bộ thu thập dữ liệu (Data logger) gắn trực tiếp lên các động cơ cần đo độ rung để thu thập hoặc theo dõi thiết bị trong thời gian dài    

Ngoài tên gọi máy đo độ rung, bạn cũng có thể gọi thiết bị này với tên khác là máy đo gia tốc   

vibration-meter-cable-sensor     

Dạng cơ bản    

Thiết bị đo độ rung GTI     

Dạng Sensor gắn trực tiếp lên thiết bị    

Thiết bị đo độ rung Wireless Data logger – VSEW mk2-8g     

Dạng thu thập dữ liệu qua wireless    

Các thông số đo của máy đo độ rung

- Vận tốc rung (Vibration velocity): đặc trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động (đơn vị: mm/s, cm/s)     
- Gia tốc rung (Vibration acceleration): đặc trưng cho phương, chiều, giá trị của vận tốc chất điểm chuyển động (đơn vị: mm/s², G)     
- Tần số rung (Vibration frequency): số lần rung động trên một đơn vị thời gian (đơn vị: Hetz)     
- Biên độ rung (Vibration amplitube): độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng (mm)    


2️⃣ Ứng dụng của máy đo độ rung

Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc

Đây được xem là ứng dụng cơ bản nhất của máy đo độ rung và thường thấy ở các nhà máy, công xưởng nơi có nhiều động cơ lớn hoạt động.    

Các nhân viên kỹ thuật, bảo trì sẽ sử dụng máy đo rung để kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra lập tức đối với các cá thể hoạt động bất thường. Giúp kiểm tra và bảo trì kịp thời trước khi có hỏng hóc xảy ra tránh việc hư hỏng theo dây chuyền gây thất lớn cho doanh nghiệp    

Kết hợp với máy đo độ ồn để kiểm tra âm thanh khi làm việc của động cơ một cách chính xác. Đây sẽ là bộ thiết bị mạnh mẽ nhất để có thể chuẩn đoán được các bệnh có thể xảy ra cho động cơ hoặc giám sát động cơ hiệu quả với các nhà xưởng hoạt động 24/24  

Kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng

Từ lâu các doanh nghiệp thường chịu nhiều phàn nàn từ khách hàng rằng, máy móc của họ rung quá nhiều khi hoạt động và được trả về cho nhà sản xuất để kiêm tra, bảo trì.    

Từ việc kiểm tra rung động của các sản phẩm này, các doanh nghiệp nhận ra các sản phẩm có độ rung lớn hơn so với mức hoạt động tiêu chuẩn thường dễ gặp các lỗi khi sử dụng    

Sau này, họ sử dụng độ rung là một yếu tố quan trọng trong khâu kiểm tra chất lượng trước khi đưa sản phẩm xuất xưởng nhất là đối với các sản phẩm có động cơ lớn. Ngày nay, các loại động cơ thường có một chuẩn độ rung được đưa ra bởi nhà sản xuất để có thể dễ dàng kiểm tra tình trạng làm việc của nó       

Đo lường các yếu tốt dân dụng

Ngoài các mục đích kiểm tra về máy móc như trên,máy đo độ rụng còn được sử dụng cho các phép kiểm tra liên quan đến con người như: kiểm tra độ rung để xác định được cấu  trúc của các tòa nhà, kiểm tra cầu đường...    

Một số ứng dụng thực tế của máy đo độ rung

- Động cơ     
- Vòng bi, bạc đạn     
- Hộp số     
- Quạt     
- Bơm     
- Thiết bị vận tải    
- Tua bin     
- Máy nén khí     
- Băng tải     
- Nghiên cứu so sánh máy móc     
- Các dụng cụ điện cầm tay    

3️⃣ Nguyên lý hoạt động của máy đo độ rung

Nguyên lý hoạt động của cảm biến gia tốc    

Để đo được rung động, ta phải dựa vào cảm biến gia tốc trên thiết bị đo độ rung. Loại cảm biến được sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp là cảm biến gia tốc loại áp suất điện với độ nhạy 100mV/g.    

Dưới tác động của độ rung, các tinh thể áp điện (piezoelectric crystal) (2) sẽ biến dạng và tạo ra điện tích đây gọi là hiện tượng áp điện -> Để đảm bảo độ biến dạng của tinh thể áp điện bên trong cảm biến được đặt sẵn một vật nặng (3) lên nó -> Điện tích được chuyển vào một mạch điện (4) bên trong cảm biến và biến đổi thành điện áp -> Điện áp được chuyển vào máy đo độ rung thông qua connector (5) và cáp để chuyển đổi thành dữ liệu đo    

Nói cách khác, máy phân tích rung hoạt động dựa trên việc xử lý các tín hiệu điện áp thu được. Có thể tưởng tượng nó như một vôn kế, nhưng thiết bị sẽ không hiển thị thông số điện áp. Mà tín hiệu điện áp sẽ được xử lý và hiển thị dưới dạng các giá trị như gia tốc và vận tốc    


4️⃣ Những phép đo rung thường được sử dụng

Giá trị rung giới hạn

Giá trị rung giới hạn được coi là mức giá trị mà ở đó tình trạng có máy đang dần xấu đi có thể dẫn đến hư hỏng. Giá trị này được rút ra từ kinh nghiệm đối với một số loại máy nhất định, theo quy định của nhà sản xuất hoặc theo theo tiêu chuẩn ISO 10816-3    

Đo rung tần số thấp

Tất cả những lỗi cơ học liên quan đến tốc độ của máy như mất cân bằng, lệch trục hoặc động cơ bị nới lỏng đều được coi là phép đo rung tần số thấp    

Những rung động này được được đo bằng vận tốc tính bằng mm/s hoặc inch/s (có thể bạn sẽ tự hỏi làm thế nào để đo được vận tốc với cảm biến gia tốc, đồng hồ của máy sẽ có thể tính toán được điều này). Dải tần số phổ biến nhất của phép đo này là 10 - 1000 Hz và củng được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 10816-3 (tiêu chuẩn này có tính đến kích thước máy và cấu tạo của nó)    

Một số nhà cung cấp củng xác định giới hạn rung liên quan đến tốc độ của máy chứ không liên quan đến kích thước máy . Tuy nhiên, tần số áp dụng vẫn là 10 - 1000 Hz    

Lưu ý: Cho dù bạn sử dụng tiêu chuẩn nào cho phép kiểm tra của mình, luôn cần phải tìm hiểu các giá trị giới hạn độ rung cụ thể của máy móc mà bạn cần đo (tìm hiểu điều kiện hoạt động tối ưu của máy). Bạn có thể làm điều đó bằng cách đo và so sánh nhiều máy cùng loại (chạy cùng tốc độ, cùng tải) hoặc nhờ các chuyên gia trong ngành để có những biện pháp phân tích tối ưu hơn    

Chú ý! Đừng cho rằng một thiết bị vừa được lắp đặt đã có thể hoạt động ở điều kiện tối ưu của nó! Điều gì xảy ra nếu nó được lắp đặt chưa đúng kỹ thuật? Nó có thể mất cân bằng ngay từ đầu    

Thiết bị giám sát độ rung Profound VIBRA+Wired DAQ for Ipad Vibration analyzer and balancing systemKiểm tra chất lượng ghế ô tô bằng đo rung
Thiết bị đo độ rung công trình Vibra+    Thiết bị đo độ rung Omnidots    Bộ thu thập dữ liệu độ rung    Phân tích độ rung ghế ô tô

Đo vận tốc tổng thể

Như vậy, việc kiểm tra các rung động cơ học liên quan đến tốc độ trục của máy, vận tốc tổng thể được tính bằng mm/s (hoặc ips) trong dải từ 10 - 1000Hz. Đây là giá trị tĩnh vì nó biểu hiện bằng một số duy nhất    

Rung tần số cao

Một bộ phân cụ thể của máy mà bạn có thể theo dõi ở tần số cao đó chính là ổ trục. Vòng bi tạo ra rung động ở tần số cao hơn là do cấu trúc của chúng    

Những rung động này được đo với giá trị gia tốc mm/s² (G), dải tần cho phép đo này củng tương đối rộng và có thể thay đổi đa dạng nên bạn cần phải tìm hiểu từ từ để tìm được giá trị nào là tốt nhất cho ổ trục của bạn. Thông thường, nó sẽ nằm trong dải từ 500 - 16000 Hz    

Lưu ý: Số lượng và kích thước vòng bi là không thể đếm xuể vì mỗi loại máy đều cần vòng bị với thông số kỹ thuật riêng của nó. Nên tham khảo thông số rung tiêu chuẩn cho loại vòng bi bạc đạn của bạn từ nhà sản xuất hoặc các chuyên gia để có thể biết được tình trạng hoạt động của nó và đề phòng các lỗi có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều này củng chỉ mang tính tham khảo vì độ rung còn dựa vào nhiều yếu tố khác như: tốc độ vận hành, lượng tải hoặc cách lắp ổ trục vào máy    

Đo gia tốc tổng thể

Do đó, phép đo thứ hai nên đưa vào phép đo máy móc thông thường sẽ là giá trị gia tốc tổng thể tính bằng "G" trong dải tần số từ 500 - 16000 Hz. Đây củng là giá trị tĩnh và được biểu diễn bằng một số    

Tóm lại   

Có hai giá trị quan trọng mà chúng ta cần phải kiểm tra về độ rung trong máy móc của mình    

  • Vận tốc chung tính bằng mm/s (inch/s) - dải tần số thấp - biểu thị tình trạng chung của máy    
  • Gia tốc tổng thể tính bằng G - dải tần số cao hơn - biểu thị tình trạng của vòng bi (trục)    

Lưu ý: Có thể bạn đang tự hỏi tại sao cần sử dụng hai đơn vị khác nhau là gia tốc và vận tốc cho phép đo rung. Nói một cách đơn giản, gia tốc nhạy hơn với các rung động ở tần số cao và vận tốc nhạy hơn với các dải ở tần số thấp. Do đó, sử dụng đồng thời cả hai đơn vị này là phổ biến và hiệu quả nhất trong chuẩn đoán rung    

   

Mời tham khảo thêm các dòng máy đo gia tốc tại danh mục Máy đo gia tốc của Lidinco


5️⃣ Hướng dẫn sử dụng máy đo độ rung

Đo độ rung là một quá trình cần phải chuẩn bị qua nhiều bước khác nhau, trong mỗi bước sẽ có những điểm riêng cần lưu ý để làm sao cho phép đo đạt hiệu quả tốt nhất, dưới đây là các bước chuẩn bị cho một quá trình đo gia tốc rung mà bạn nên tham khảo     

1. Chọn động cơ cần ưu tiên kiểm tra

Trong một nhà máy sản xuất, có rất nhiều máy móc hoạt động cùng lúc, việc cần làm của bạn lúc này là cẩn thận phân tích và dự đoán xem cần ưu tiên chọn máy móc nào để kiểm tra độ rung. Nếu bạn đã ngắm được máy mà bạn cần đo thì điều này quá đơn giản. 

Tuy nhiên, trong trường hợp nhà máy có nhiều động cơ tương tự nhau và bạn không thể chọn được thiết bị nào cần ưu tiên đo thì có thể thử một số phương pháp như sau 

  • Động cơ đã hoạt động liên tục một thời gian dài
  • Đông cơ khi vận hành có độ rung (hoặc âm thanh phát ra) lớn hơn so với các thiết bị cùng loại
  • Động cơ đã lâu chưa được kiểm tra định kỳ

Trong điều kiện lý tưởng nhất, bạn nên kiểm tra máy móc của mình vào mỗi tuần, nếu không có nhiều thời gian cho việc này, hãy kiểm tra ít nhất một lần mỗi tháng    

2. Chuẩn bị máy đo rung

Dĩ nhiên rồi, không có máy đo độ rung thì không thể nào thực hiện một phép đo rung. Như đã đề cập ở trên máy đo gia tốc là có ở nhiều dạng thiết kế khác nhau. Tùy vào vị trí cần đo hoặc ứng dụng đo mà hãy tìm  

Máy đo rung có nhiều dạng khác nhau dạng cơ bản nhất bạn có thể tham khảo ở phần dưới đây    

  • Phần thân thiết bị    
  • Cảm biến gia tốc    
  • Cáp nối giữa thân và cảm biến    

3. Chọn điểm đo lường

Điểm đo lường là vị trí trên máy (thường là vỏ ổ trục) nơi đặt cảm biến rung là nơi bạn sẽ thực hiện phép đo. Vị trí đo phải cho phép bạn thực hiện các phép đo lặp lại và trong một điều kiện như nhau    

Thông thường trên máy sẽ đo từ 3 - 6 điểm tùy thuộc vào kích thước của động cơ    

Làm thế nào để chuẩn bị điểm đo chính xác?   

Để đo được các phép đo chất lượng và lặp lại, bạn nên chuẩn bị sẵn điểm đo của mình trên vỏ ổ trục. Cách tốt nhất để phép đạt được độ chính xác cao nhất đó chính là chuẩn bị một miếng đo. Một miếng đo sẽ có bề mặt phẳng, được làm bằng thép không rỉ và có từ tính tốt hoặc kết nối bằng một loại keo đặc biệt. (có đặc tính kim loại khi khô) đảm bảo truyền dẫn tốt. Thông thường các cảm biến đo độ rung hiện nay được gắn trên bị một bề mặt với từ tính mạnh nên bạn chỉ cần chuẩn bị một bề mặt phẳng là tốt cho phép đo    

Đặt đúng     

vị trí đặt cảm biến độ rung    
Đặt sai     

đặt sai cảm biến    

Đế từ hỗ trợ gắn bề mặt cong    

Đế từ     
 

.

  Mẹo hữu ích khi thực hiện phép đo độ rung 

1) Đối với các bề mặt cong nếu không muốn dán một miếng đệm phẳng lên bề mặt, bạn có thể sử dụng đế từ tính. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra một hạn chế đó là qua thêm một bề mặt từ tính, tín hiệu truyền đi sẽ kém đi một chút nhất là đo các phép đo ở tần số cao (vòng bi)    

2) Nếu bề mặt của cảm biến đo độ rung bị trầy xước, kết quả đo có thể hiển thị không chính xác. Để khắc phục điều này, bạn có thể áp dụng phương pháp Lapping (mài phẳng) để làm siêu phẳng bề mặt với độ biến dạng ít nhất có thể. Nếu không tìm được đơn vị gia công Lapping, các phương pháp như mài, phay, tiện... có thể chấp nhận được nhưng độ tin cậy không cao    

 

Các trường hợp đo sai     

Vị trí đặt máy đo độ rung trên quạt    bề mặt rỉ sét    
- Lắp trên các bề mặt không bằng phẳng, cong vênh khiến bề mặt cảm biến không tiếp xúc được hoàn toàn với bề mặt cần đo sẽ gây sai số khi đo    - Các bề mặt thô xấu, xù xì, xước củng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đo    
- Ngoài ra, củng không nên đặt cảm biến trên các bề mặt có đặc tính mềm, dẻo, đàn hồi như nhựa, cao su... củng khiến phép đo không thực sự chính xác      - Không đo trên vỏ bạc đạn bị rỉ hoặc sơn (hoặc cả hai). Rỉ sét và sơn có thể làm giảm đáng kể truyền động rung tần số cao    
- Không đo trên phần vỏ quạt của động cơ, vỏ quạt yếu và chúng không được truyền các rung động thực tế nhất, rung động của của bạc đạn không có ở đó     

 

Hướng và vị trí của điểm đo     

Hướng và điểm đo được chia thành hai loại: hướng tâm và hướng theo trục quay đây củng là một thành phần giúp phép đo đạt độ chính xác cao. Bạn có thể thực hiện phép đo theo hướng xuyên tâm dọc hoặc xuyên tâm ngang trên mỗi bộ phận của máy nhưng điều này sẽ là tăng gấp đôi thời gian để thu thập dữ liệu    

Để đạt hiệu quả tối ưu hãy đặt cảm biến ở góc 45º ở vị trí xuyên tâm, bạn sẽ có thông tin về cả hai hướng dọc + ngang và bạn sẽ dành ít thời gian thực hiện phép đo hơn    

Một số phương pháp gắn cảm biến vào thiết bị cần đo   

- Kết nối bằng đinh tán, mặt bích cách điện có đinh tán hoặc bằng tấm keo     
- Sử dụng các loại đế nam châm     
- Có thể kết nối bằng các chất kết dính như sáp ong, cyanoacrylate (ví dụ như Loctite 454) hoặc keo epoxy     
- Đầu chia để đo ba trục cho các loại cảm biến đo gia tốc thông thường     
- Đấu nối cảm biến bằng que đo để thực hiện phép đo bằng áp lực tay     
- Gia tốc kế với đầu đo có thể di chuyển được    

Kết nối cảm biến đo độ rung với thiết bị cần đo


4. Tiến hành đo và phân tích kết quả

Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng tiến hành khởi động thiết bị và đọc thông số đo. Các thông số về vận tốc (mm/s), gia tốc (mm/s²) và tần số (Hz) được thể hiện trên màn hình thiết bị. Tiến hành so sánh các kết quả đo lường và ghi nhận kết quả để theo dõi cho các lần kiểm tra tiếp theo    

Sau khi tiến hành đo đạt việc tạo một biểu đồ dạng cây để thể hiện đầy đủ các kết quả đo sẽ giúp bạn tiện quản lý các tệp đo lường của mình hơn. Hầu hết các hãng sản xuất thiết bị đo rung chuyên nghiệp đều cung cấp phần mềm cho phép bạn làm điều này    

Hiện nay, các loại máy móc trong công nghiệp có giá thành ngày càng cao và hoạt động liên tục. Điều này mang đến những nguy cơ tìm tàng có thể làm hỏng thiết bị bất cứ khi nào, do đó các nhà sản xuất thường đầu tư các thiết bị đo rung dạng Data Logger (thu thập dữ liệu) gắn trực tiếp vào thiết bị để có thể theo dõi thiết bị 24/24 ngay lập tức phát hiện lỗi hoặc các bất thường xảy ra    

Bạn có thể cài đặt các thông số sẵn trên phần mềm, ngay khi có những biến động bất thường phần mềm sẽ lập tức gửi thông báo đến điện thoại hoặc mail để dễ dàng xử lý    

Theo dõi xung hướng rung động     

Xu hướng ổn định     

Xu hướng độ rung ổn định    

Nếu kết quả đo lường của bạn giống trong hình, chúc mừng bạn! Thiết bị của bạn đang hoạt động ổn định, bạn có thể an tâm rằng nó đang hoạt động ở hiệu suất cao nhất    

Chú ý: Ngay cả khi thiết bị đang hoạt động ổn định không có nghĩa là nó sẽ không bị hỏng hóc bất ngờ do một số lỗi đến từ nhà sản xuất hoặc các tác nhân bên ngoài    

 

Xu hướng không ổn định - độ rung tăng dần     

Xu hướng độ rung tăng    

Nếu kết quả đo gia tốc hoặc vận tốc của bạn có độ thị dạng tăng như trong hình hãy xem xét hai yếu tố sau    

- Nếu vận tốc tăng: Như chúng ta đã biết các lỗi liên quan đến vận tốc là các lỗi cơ học như mất cân bằng, lệch trục hoặc lỏng chi tiết. Hãy tìm cách điều chỉnh những lỗi này     
- Nếu gia tốc tăng: Đó là lỗi liên quan đến vòng bị, mỡ ở trục. Bôi mỡ và kiểm tra ổ trục thường xuyên hơn, nếu thông số vẫn tăng hãy đổi ổ trục mới    

Kết luận     

Bảo trì dự đoán và đo độ rung là một trong những phương pháp tốt nhất để biết tình trạng thực tế của máy móc của bạn. Nó cho phép bạn theo dõi tình trạng của máy theo thời gian và lên lịch sửa chữa bảo trì định kỳ máy. Tuy nhiên, không bao giờ có thể dự đoán 100% và một số sự cố máy móc đột ngột vẫn có thể xảy ra.    

Để giữ cho máy móc hoạt động tốt và ổn định ngoài các biện pháp kiểm tra định kỳ, cần phải tiến hành bảo quản một cách thường xuyên    

  • Làm quen với máy móc của bạn    
  • Giữ máy móc của bạn sạch sẽ    
  • Quan sát máy, tìm kiếm rò rỉ dầu tiềm ẩn, rò rỉ không khí...    
  • Tìm kiếm các vết nứt nền tiềm năng, vết nứt cấu trúc, bu lông lỏng    
  • Nghe máy, đặc biệt là tìm kiếm sự thay đổi tiếng ồn đột ngột.    
  • Chia sẻ thông tin về máy khi sử dụng khi xem qua hệ thống. Nói cách khác, nếu bạn phát hiện ra một số hành vi bất thường của bất kỳ máy nào, hãy nói với bạn bè trong công việc của bạn. Không chỉ bạn có thể tránh được một sự cố bất ngờ, mà bạn còn có thể cứu mạng đồng nghiệp của mình!    
Để được tư vấn về giải pháp đo độ rung củng như mua được các sản phẩm đo độ rung chất lượng để theo dõi tình trạng của máy móc thiết bị và lập báo cáo. Vui lòng liên hệ đến Lidinco để được hỗ trợ kỹ nhất       

Hệ thống đo độ hấp thụ và cách âm Placid PI8803

Liên hệ
-9%

Máy đo độ ồn PLACID SL-02 Class 2

14.900.000đ 16.500.000đ
Có sẵn: 2

Máy đo hệ số truyền âm STIPA Bedrock SM50 Class 2

50.880.000đ
Có sẵn: 1

Máy đo cường độ âm thanh Class 1 Bedrock SM90

66.780.000đ

Máy phân tích âm thanh Norsonic Nor140

Liên hệ

Mô phỏng tiếng ồn trong công nghiệp - SoundPLAN

Liên hệ

Thiết bị đo độ rung Data logger – VSEW mk2-8g

21.440.000đ
Có sẵn: 7

Nguồn âm thanh Nor276 - Loa Dodecahedron

Liên hệ

Máy đo cường độ và độ hấp thụ âm thanh Sonocat

Liên hệ

Thiết bị đo độ ồn Wireless NSRTW-mk3

21.300.000đ
Có sẵn: 4

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG

Trụ sở chính: 487 Cộng Hòa, P. 15, Q. Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
Email: sales@lidinco.com

VP Bắc Ninh: 184 Bình Than, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh
Điện thoại: 0222 7300 180
Email: bn@lidinco.com

Hotline: 0906.988.447