Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng dạng số

25/Th01/2016 By Lidinco Ff 9374 view
Mục Lục
Mục Lục

Đồng hồ vạn năng (hay còn gọi là đồng hồ đo điện đa năng, VOM) một thiết bị được sử dụng rộng rãi ở mọi nơi có thể là trong mọi gia đình. Đây là thiết bị chuyên dụng gần như không thể cho các thợ sửa chữa, kỹ sư điện. Tuy nhiên, đối với những anh em mới lần đầu làm quen với thiết bị này để sửa chữa kiểm tra điện trong gia đình hoặc các bạn sinh viên đang làm quen thì phải sử dụng đồng hồ vạn năng thế nào cho đúng. Mời tham khảo ở phần dưới đây      

Bạn có thể tham khảo them danh mục đồng hồ vạn năng của Lidinco tại đây      

Các chức năng chính của đồng hồ vạn năng hiển thị số

Đồng hồ vạn năng HIOKI DT4252

Vì là một bài viết cho người mới nên chúng ta hãy điểm sơ lại một số chức năng chính của đồng hồ vạn năng để giúp bạn có thể hiểu rõ thêm về nó và lọc ra những tính năng hữu ích khi chọn mua thiết bị cho mình      

1. Đo điện áp: Điện áp (V) là một giá trị cơ bản nhất cần phải đo được của một VOM. Điện áp được chia thành hai loại điện áp xoay chiều (V AC) và điện áp một chiều (V DC), điện áp xoay chiều có thể đo được khi cắm que đo vào ổ điện thông thường đồng hồ sẽ hiển thị ở mức 220V ~ 230V là mức điện áp dân dụng của Việt Nam. Điện áp một chiều có thể đo được ở các nguồn điện nhỏ như pin      

2. Đo dòng điện: Dòng điện (A) cũng là giá trị cơ bản cần đo khi sử dụng đồng hồ vạn năng. Cũng tương tự như điện áp dòng điện cũng có dòng xoay chiều và dòng một chiều. Các thiết bị hoạt động với công suất lớn thường tiêu hao dòng điện lớn hơn ví dụ như các loại mô tơ, máy bơm, máy lạnh..      

3. Đo điện trở: Điện trở (Ω) là một loại linh kiện xuất hiện trong hầu hết các bảng mạch do đó các dòng đồng hồ đo điện thường được tích hợp chức năng đo điện trở nhằm giúp người sử dụng tiện lợi hơn không cần sắm quá nhiều thiết bị vẫn có thể có được các chức năng đo cần thiết      

4. Kiểm tra thông mạch: Một tính năng chính khác luôn cần phải có của một chiếc VOM đó chính là đo thông mạch, nó giúp bạn phát hiện xem các dây nối có chính xác hay không? Dây dẫn của bạn có bị đứt đoạn hay không? giúp ích rất nhiều cho việc kiểm tra và sửa chữa      

5. Chức năng khác: Trên đây là các tính năng cơ bản nhất và cần phải có của một chiếc đồng hồ đo điện đa năng. Ngoài ra, các thiết bị ngày nay còn được trang bị thêm các tính năng khác đa dạng hơn giúp ích nhiều hơn cho các thợ sửa chữa. Một số tính năng đáng lưu ý khác có thể kể đến như: đo tụ điện (C), đo cuộn cảm (L), đo tần số (Hz), kiểm tra đi-ốt, kiểm tra transistor (hFE), đo nhiệt độ (°F, °C), tính năng cảm ứng dòng điện không tiếp xúc (NCV)…      

Đến đây chắc bạn đã hình dung được chiếc đồng hồ đo đa năng có thể làm được những gì rồi đúng không. Đối với việc kiểm tra sửa chữa đơn giản bạn chỉ cần một thiết bị có đầy đủ các chức năng cơ bản là đủ, nhưng cũng nên lưu ý không nên chọn các thiết bị có mức giá quá rẻ không đầy đủ các chức năng bảo vệ có thể gây cháy nổ trong quá trình làm việc nếu để thang đo không chính xác.      

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Hướng dẫn kiểm tra các loại đi-ốt bằng VOM để nắm rõ hơn các kiến thức cần biết về ứng dụng của đồng hồ vạn năng.      

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng chi tiết nhất

1️⃣ Hướng dẫn đo diện áp

Đo điện áp bằng đồng hồ đo điện đa năngCách cắm que đo của đồng hồ vạn năng      

– Bước 1: Chuyển núm đến vị trí V~ để mở chức năng đo điện áp        
– Bước 2: Cắm que đo vào thiết bị que đỏ ở cổng (VΩHz), que đen ở cổng COM        
– Bước 3: Quan sát trên màn hình ta sẽ thấy chức năng đo đang ở DC tức là đo điện áp một chiều        
– Bước 4: Nhấn vào nút SELECT màu xanh dương trên thiết bị để chuyển sang đo điện áp xoay chiều (AC) “hãy chọn chức năng bạn cần sử dụng”        
– Bước 5: Tiến hành đưa que đo vào nguồn điện cần kiểm tra        
– Bước 6: Đọc giá trị được hiển thị trên màn hình LCD      

Lưu ý      

  • Nếu trước chỉ số đo được có dấu (-) đảo ngược que đo lại và thực hiện phép đo      
  • Chọn đúng thang đo AC khi đo điện xoay chiều và DC khi điện một chiều để tránh làm hỏng thiết bị      

2️⃣ Hướng dẫn đo dòng điện

Chuyển qua thang đo dòng điện uA

Đo dòng điện bằng VOM sẽ phức tạp hơn một chút so với đo điện áp thông thường đo dòng điện sẽ được chia thành các dải như hình mình họa ở trên là µA, mA, A. Vậy các bước đo như thế nào      

– Bước 1: Chuyển núm đến vị trí đo dòng điện ở mức A~ tức là giá trị lớn nhất nếu bạn chưa biết dòng điện cần đo giá trị khoảng bao nhiều        
– Bước 2: Nhấn nút SELECT để chuyển qua lại giữa chế độ AC và DC. Chọn AC nếu đo dòng điện xoay chiều và DC cho dòng một chiều        
– Bước 3: Cắm que đo màu đen vào cổng COM, que đỏ cắm vào cổng đo ở mức A        
– Bước 4: Tiến hành phép đo và đọc kết quả đo trên màn hình        
– Bước 5: Nếu giá trị nhỏ ở mức mA, chuyển thang đo về mA và cắm lại que đỏ vào cổng μAmA để có kết quả chính xác hơn        
– Bước 6: Khi để chuyển về chế độ mA mà giá trị vẫn nhỏ hơn chuyển tiếp thang đo về μA khi đó kết quả sẽ chính xác nhất      

Lưu ý      

 

  • Nên chọn đúng thang đo để kết quả đo chính xác nhất      
  • Que đo phải kết nối chắc chắn với mạch, tránh chập chờn gây nguy hiểm cho mạch      
  • Không để thang đo điện áp để đo dòng điện có thể gây hỏng đồng hồ      

3️⃣ Hướng dẫn đo điện trở

Đo điện trở, thông mạch bằng đồng hồ đo đa năng      

Đo điện trở cũng tương tự như hai phép đo trên, tuy nhiên để đo được giá trị điện trở chính xác và không gây hư hỏng thiết bị bạn cần tham khảo kỹ các lưu ý bên dưới      

– Bước 1: Chuyển núm đến vị trí đo điện trở / thông mạch / đi-ốt        
– Bước 2: Nhấn SELECT để chuyển đến chức năng đo điện trở “Ω”        
– Bước 3: Cắm que đỏ vào cổng VΩHz, que đen vào cổng “COM”        
– Bước 4: Kết nối que đo vào hai chân của điện trở (có thể đo lại 2 lần để có kết quả chính xác nhất)        
Bước 5: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình      

Lưu ý      

  • Không được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện “Trước khi đo cần tắt nguồn”      
  • Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp hoặc dòng sẽ gây hỏng thiết bị      
  • Không nên đo điện trở trực tiếp trong mạch có thể bị sai số bởi linh kiện khác      
  • Đo điện trở nhỏ (<10Ω) nên để que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả sẽ không chính xác      
  • Đo điện trở lớn (>10kΩ) tay không tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, khi đó điện trở người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm độ chính xác      

4️⃣ Hướng dẫn kiểm tra thông mạch

Đo điện trở, thông mạch bằng đồng hồ đo đa năng      

Đo thông mạch là một biện pháp đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả nó cho chúng ta biết mạch cần đo có bị đứt hoặc hư hỏng ở đâu để có thể dễ dàng tìm hướng xử lý      

– Bước 1: Chuyển núm về khu vực đo điện trở / thông mạch / đi-ốt        
– Bước 2: Nhấn nút SELECT để chuyển về chế độ kiểm tra thông mạch hình âm thanh        
– Bước 3: Cắm que đen vào cổng COM, que đỏ vào cổng VΩHz        
– Bước 4: Cắm hai đầu que đo vào hai đầu đoạn dây hoặc mạch cần đo        
– Bước 5: Nếu có âm báo píp píp chứng tỏ mạch không bị đứt và ngược lại không có âm thanh phát ra chứng tỏ mạch đang kiểm tra đang gặp vấn đề mà bạn cần phải giải quyết      

5️⃣ Hướng dẫn kiểm tra đi-ốt

Đo điện trở, thông mạch bằng đồng hồ đo đa năng

Kiểm tra đi-ốt là sử dụng thang đo đi-ốt của đồng hồ vạn năng để kiểm tra xem linh kiện có còn sử dụng tốt hay không      

– Bước 1: Chuyển núm về khu vực đo điện trở / thông mạch / đi-ốt        
– Bước 2: Nhấn nút SELECT chuyển đến chế độ kiểm tra đi-ốt (ký hiệu đi-ốt)        
– Bước 3: Cắm que đen vào cổng COM, que đỏ vào cổng VΩHz        
– Bước 4: Xác định hai cực Anot và Katot của đi-ốt        
– Bước 5: Nối que đen của đồng hồ vào Katot và que đỏ vào Anot (phương pháp đo thuận)        
– Bước 6: Xem giá trị đo trên đồng hồ: Nếu trên đồng hồ hiển thị giá trị trong khoảng 0.25 – 0.3 là đi-ốt gecmani, nếu giá trị trong khoảng từ 0.7 là đi-ốt silic. Sau đó, tiến hành đảo chiều que đo nếu đồng hồ hiển thị “OL” => Đi-ốt tốt      

Lưu ý      

 

Nếu tiến hành phép đo mà đi-ốt không hiển thị kết quả như phép đo trên có nghĩa đi-ốt bị hỏng có thể nằm trong hai trường hợp dưới đây      

  • Đo đi do lại hai chiều đều không lên (đồng hồ hiện OL) => diode bị đứt, hỏng.     
  • Đo đi đo lại hai chiều đều lên 0,0VDC => diode bị chập, hỏng.      

6️⃣ Hướng dẫn kiểm tra tụ điện

Cách đo tụ điện bằng vom      

Đo tụ cũng là một tính năng được sử dụng nhiều nên được tích hợp trong nhiều dòng VOM chất lượng ngày nay. Tuy nhiên, đây không phải là chức năng chuyên dụng của nó nên thời gian đáp ứng của phép đo tương đối lâu và dải đo không rộng. Do đó, cần tham khảo kỹ thông số kỹ thuật của sản phẩm xem nó có đo được tụ điện ở giá trị đó không trước khi tiến hành phép đo      

– Bước 1: Chuyển núm về chức năng đo tụ điện (như hình trên)        
– Bước 2: Cắm que đen vào cổng COM, que đỏ vào cổng VΩHz        
– Bước 3: Tiến hành phép đo và đọc giá trị trên đồng hồ VOM      

7️⃣ Hướng dẫn sử dụng tính năng NCV của đồng hồ vạn năng

Kiểm tra cảm ứng điện không dây bằng đồng hồ đo vol      

NCV là một tính năng khá hay ho mà các hà sản xuất tích hợp lên chiếc VOM của mình. Chức năng này sẽ cho phép bạn kiểm tra dòng điện cảm ứng không cần chạm vào trực tiếp giống như một chiếc bút thử điện cảm ứng. Khi kích hoạt chức năng này hãy đưa đầu của VOM về những nơi mà bạn cần kiểm tra như: ổ điện này hiện đang có điện hay không, hay kiểm tra đường dây điện âm trong các tường mỏng, kiểm tra độ rò rỉ điện của các thiết bị…      

Độ mạnh yếu của tín hiệu điện sẽ được biểu thị bằng tiếng píp píp. Càng ở gần nơi có điện mạnh âm báo sẽ càng lớn, báo liên tục và ngược lại. Ngoài ra, sự mạnh yếu của điện cảm ứng còn được biểu thị bằng số vạch ngang trên màn hình 1 vạch ngang là yếu nhất và tăng từ từ đến 4 vạch      

– Bước 1: Vặn núm điều chỉnh đến chức năng NCV        
– Bước 2: Đưa đầu VOM đến các khu vực cần kiểm tra điện áp        
– Bước 3: Nghe âm báo hoặc quan sát giá trị hiển thị trên màn hình để biết dòng điện tại điểm đang kiểm tra là mạnh hay yếu | hoặc có điện hay không      

Lưu ý      

Đây cũng chỉ là tính năng phụ của VOM có thể đo một số dây điện âm tường đối với các tường có kích thước mỏng, các ổ cắm nằm lộ thiên tường dày đành bó tay      


8️⃣ Hướng dẫn đo nhiệt độ

Hướng dẫn đo nhiệt độ bằng đồng hồ VOM

Nắm được nhu cầu của khách hàng, đồng hồ vạn năng Đài Loan TM-197 còn được nhà sản xuất tích hợp thêm chức năng đo nhiệt độ để ta có thể kiểm tra đồng thời nhiệt độ hoạt động của thiết bị xem có nằm trong ngưỡng cho phép hay không để có thể kiểm tra thêm một số lỗi khác của thiết bị phù hợp cho các công việc như sữa chữa máy lạnh hoặc các loại động cơ      

– Bước 1: Vặn núm điều chỉnh đến chức năng đo nhiệt độ °C(°F)        
– Bước 2 : Cắm sensor đo nhiệt độ vào cổng + –        
– Bước 3: Đưa đầu sensor đến các vị trí cần đo        
– Bước 4: Đọc giá trị nhiệt độ hiển thị trên màn hình      


9️⃣ Hướng dẫn kiểm tra pin con ó còn tốt hay không bằng VOM

Tiếp theo hãy đến với một phép đo khá đơn giản và hay ho mà chúng ta có thể áp dụng ngay vào cuộc sống, đó chính là dùng đồng hồ đo điện đa năng kiểm tra xem pin tiểu hay pin còn gọi là pin AA có còn sử dụng được hay không? Chắc hẳn nhiều bạn chỉ sử dụng pin tiểu một lần, sau khi hết thì bỏ luôn phải không? Vì pin tiểu đâu sạc được      

Điều này chưa hẳn là đúng vì pin tiểu con ó sau khi hết ở lần đầu tiên, thực ra vẫn còn một phần năng lượng còn sót lại. Phần năng lượng này vẫn có thể sử dụng vài ngày nếu bạn sử dụng các thiết bị tiêu thụ pin ít như remote TV, máy lạnh, chuột không dây…      

Do đó, sau khi sử dụng hết pin (lần đầu) hãy để pin lại trong một hộp để sau này tái sử dụng, để có thể bảo vệ môi trường và tiết kiệm một khoảng kha khá nhé. Còn làm cách nào để biết pin còn hay không, thì mời bạn tham khảo ở phần dưới đây      

Giá trị ban đầu của pin tiểu trước khi sử dụng      Sử đồng hồ vom để kiểm tra pin      Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra pin      
Giá trị pin ban đầu        
– Như các bạn đã biết giá trị pin ban đầu là 1.5VDC. Bạn có thể quan sát trên vỏ pin      
Pin sau khi hết sử dụng        
– Đây là giá trị của pin sau khi sử dụng hết lần ở lần 1        
– Nếu sử dụng VOM để đo mà giá trị pin > 1.3VDC chứng tỏ pin còn tốt và còn có thể tái sử dụng        
– Tuy nhiên để đạt hiệu quả tái sử dụng tốt nhất, hãy để viên pin này một thời gian chứ không phải vừa hết lắp vào sử dụng lại liền nhé      
Pin sau khi tái sử dụng 1 lần        
– Sau một thời gian, hãy lấy viên pin đã qua sử dụng và tái sử dụng lần 2        
– Ở lần này thời gian sử dụng dĩ nhiên sẽ không nhiều nhưng vẫn có thể trụ được vài giờ hoặc vài ngày        
– Sau đã dùng hết pin ở lần tái sử dụng này. Dùng VOM đo lại giá trị, nếu đồng hồ hiển thị < 13VDC. Pin đã cạn và không thể tiếp tục tái sử dụng      

 

Như vậy Lidinco đã hướng dẫn cho bạn cách kiểm tra pin tiểu còn hay không bằng cách kiểm tra giá trị điện áp một chiều. Còn cách đo điện áp này như thế nào mời bạn tham khảo ở (phần 1) bên trên nhé      

Ngoài ra, còn có chức năng đo tần số và kiểm tra Transistor đơn giản bạn có thể thực hiện theo quy trình như trên hoặc chat với Lidinco để được hỗ trợ thêm       

Dưới đây là một video trên tay mà Lidinco có thực hiện các chức năng đo cơ bản của VOM để bạn dễ hình dung hơn      

rên đây Lidinco, đã giới thiệu cho bạn chi tiết cách sử dụng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số để đo lường các thông số chính cũng như các lưu ý khi thực hiện phép đo để có thể áp dụng nó tốt hơn      

Trong thực tế đồng hồ của các bạn có thể nhiều hoặc ít chức năng hơn chiếc đồng hồ mẫu là TM-197 của Lidinco nhưng cách sử dụng của chúng gần như tương tự nên bạn hãy linh hoạt khi sử dụng vì thông thường các ký hiệu của chúng sẽ gần giống nhau      

Bạn có thể tham khảo thêm chiếc đồng hồ đa năng TM-197 với mức giá chỉ 660.000 VNĐ      

 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG   
ĐT: +84 8 3977 8269 / +84 8 3601 6797   
Email: sales@lidinco.com,  Skype: Lidinco, Website: www.lidinco.com   
Đ/C: 14 Thiên Phước, Phường 9, Quận Tân Bình, Tp.HCM