RF Amplifier, RF Attennuator, Lightning Arrestor, RF Connector, RF Cable, RF Splitter là gì?

18/Th05/2017 By Lidinco Ff 2148 view
Mục Lục
Mục Lục

Bài viết được tổng hợp từ vnpro.org của tác giả Truongthanhsang

- Lúc bạn kết nối các thiết bị WLAN lại với nhau thì bạn cần phải mua cable và các thiết bị phụ trợ thích hợp, điều đó sẽ làm tăng tối đa throughput, giảm tối đa việc mất tín hiệu và quan trọng nhất là cho phép bạn tạo được một kết nối đúng đắn. Phần này sẽ thảo luận các kiểu khác nhau của thiết bị phụ trợ và những nơi cần sử dụng chúng trong thiết kế WLAN. Chúng ta sẽ khảo sát các thiết bị sau:

1, RF Amplifier (Bộ khuếch đại)  
2, RF Attennuator (Bộ suy hao)  
3, Lightning Arrestor (bộ thu sét)  
4, RF Connector (đầu nối RF)  
5, RF Cable  
6, RF Splitter (bộ tách RF)  
- Mỗi thiết bị trên là rất quan trọng để xây dựng thành công mạng WLAN. Một số thiết bị có thể được sử dụng nhiều hơn các thiết bị khác, một số thiết bị là bắt buộc trong khi một số khác là tùy chọn.

1. RF Amplifier:

- Được dùng để khuếch đại hay làm tăng biên độ của tín hiệu RF (được đo theo dB). Bộ khuếch đại thường được sử dụng để đền bù cho sự mất mát của tín hiệu RF do khoảng cách giữa các anten hay chiều dài của cable từ các thiết bị hạ tầng không dây đến anten. Hầu hết các bộ khuếch đại RF được sử dụng trong mạng WLAN được cấp nguồn bằng điện áp DC vào cable RF bằng một DC injector gần nguồn tín hiệu RF (như AP hay Bridge)  
- Đôi khi, điện áp DC được sử dụng để cấp nguồn cho bộ khuếch đại RF còn được gọi là “phantom voltage”. DC injector được cấp nguồn bằng điện áp xoay chiều AC từ ổ cắm điện trên tường, vì thế chúng có thể được đặt vào wiring closet. Trong trường hợp này, cable RF sẽ mang cả tín hiệu RF tần số cao và điện áp DC.

 
- Bộ khuếch đại RF có 2 kiểu: đơn hướng (unidirectional) và 2 hướng (bi-directional). Bộ khuếch đại đơn hướng đền bù cho việc mất tín hiệu do chiều dài của cable RF bằng cách tăng mức độ tín hiệu trước khi được đưa vào anten truyền. Bộ khuếch đại 2 hướng làm tăng hiệu quả của tính nhạy cảm của anten nhận bằng cách khuếch đại tín hiệu nhận được trước khi đưa chúng vào AP, Bridge hay Client device.

1.1 Các tùy chọn phổ biến:

- Đối với mỗi kiểu của bộ khuếch đại sẽ có 2 loại: fixed gain (tăng cố định) và variable gain (tăng biến thiên). Bộ khuếch đại fixed gain làm tăng tín hiệu RF một lượng cố định; trong khi bộ khuếch đại variable gain cho phép bạn cấu hình để tăng một lượng tùy ý. Để chọn được loại khuếch đại nào sử dụng cho mạng WLAN thì bạn cần xem xét một số yếu tố có thể giúp bạn quyết định.  
- Thứ nhất, trước khi bạn quyết định mua loại khuếch đại nào thì bạn cần phải biết được những yêu cầu về đặt điểm của bộ khuếch đại. Một khi bạn đã biết được trở kháng (ohm), độ lợi (dB), tần số đáp ứng (Ghz), VSWR, đầu vào-input (mW hay dBm), đầu ra-output (mW hay dBm) thì bạn đã có thể chọn được cho mình một bộ khuếch đại thích hợp.  
- Tần số đáp ứng là tiêu chuẩn đầu tiên bạn cần phải xác định. Nếu mạng không dây sử dụng phổ tần số 5 Ghz thì bộ khuếch đại chỉ hoạt động ở tần số 2.4 Ghz sẽ không thể sử dụng được. Việc xác định được độ lợi bao nhiêu, công suất input, output là cần thiết bằng cách thực hiện tính toán RF. Bộ khuếch đại nên có trở kháng tương xứng với tất cả các phần cứng WLAN khác. Thông thường thì các thành phần trong WLAN có trở kháng 50 Ohm. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra trở kháng của mọi thiết bị trước khi kết nối chúng với nhau.  
- Bộ khuếch đại phải được kết nối vào mạng, vì thế, bộ khuếch đại nên được chọn cùng loại với connector (đầu nối), cable và anten. Thông thường, bộ khuếch đại sẽ có đầu nối SMA hay N-type. Đầu nối SMA và N-Type hoạt động tốt và được sử dụng rộng rãi.

1.2 Cấu hình và quản trị:

- Bộ khuếch đại RF được sử dụng trong mạng WLAN được cài đặt trên đường tín hiệu chính như được minh họa trong hình dưới. Bộ khuếch đại thường được cài đặt vào một bề mặt vững chắc. Việc cấu hình bộ khuếch đại RF thường là không cần thiết trừ khi bạn sử dụng bộ khuếch đại variable gain. Nếu bộ khuếch đại là variable gain thì nó phải được cấu hình để khuếch đại một lượng thích hợp đáp ứng nhu cầu, tùy thuộc vào tính toán RF. Các hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ giải thích cách cấu hình bộ khuếch đại.

2. RF Attenuator:

- Bộ suy hao RF là một thiết bị có thể gây ra sự mất mát (tính theo dB) cho tín hiệu RF ngược lại với bộ khuếch đại. Tại sao bạn lại cần phải giảm tín hiệu RF? Hãy xem xét trường hợp một AP có output cố định là 100 mW và chỉ sử dụng anten omni-directional có độ lợi 20 dBi. Nếu bạn sử dụng bộ thiết bị như trên thì sẽ vi phạm các quy tắc của FCC dành cho công suất phát. Vì thế, bạn cần phải sử dụng một bộ suy hao để làm giảm tín hiệu RF xuống còn 30 mW trước khi đưa chúng vào anten. Cách này sẽ đảm bảo cho bạn vẫn tuân thủ theo các quy tắc của FCC.

2.1 Các tùy chọn phổ biến:

- Bộ suy hao RF có 2 loại là fixed-loss hay variable-loss. Cũng tương tự như bộ khuếch đại thì bộ suy hao variable-loss sẽ cho phép admin cấu hình lượng mất mát mong muốn  
- Để chọn được loại suy hao nào thì bạn hãy xem xét ví dụ tương tự như khi chọn loại khuếch đại ở trên. Kiểu suy hao (fixed-loss hay variable-loss), trở kháng, công suất đầu vào, mất mát, tần số đáp ứng và kiểu connector là tất cả những điều mà bạn cần quan tâm khi quyết định chọn kiểu suy hao nào.

2.2 Cấu hình vào quản trị:

- Tương tự như bộ khuếch đại, bộ suy hao cũng được cài đặt trực tiếp trên đường tín hiệu chính. Bộ suy hao cố định đồng trục được kết nối trực tiếp giữa bất kỳ 2 điểm kết nối nào nằm giữa transmitter (bộ phát sóng) và anten. Ví dụ, một bộ suy hao cố định đồng trục có thể được kết nối trực tiếp vào bất kỳ điểm nào giữa AP và anten.  
- Việc cấu hình là không cần thiết trừ khi bạn sử dụng bộ suy hao variable-loss. Các chỉ dẫn cấu hình của nhà sản xuất thường được kèm theo khi mua thiết bị.

3. Bộ thu lôi:

- Bộ thu lôi được sử dụng để chuyển hướng dòng điện gây ra bởi sét xuống mặt đất. Nó cũng được sử dụng để bảo vệ phần cứng WLAN như AP, Bridge hay Wireless Workgroup Bridge được kết nối vào đường truyền đồng trục. Đường truyền đồng trục rất dễ bị ảnh hưởng bởi sét đánh ở các vùng lân cận.  
- Một sự hiểu nhầm phổ biến về bộ thu lôi là nó được cài đặt để bảo vệ chống lại sét đánh trực tiếp. Nếu như anten bị sét đánh trực tiếp thì cho dù bộ thu lôi có tốt đến đâu thì anten của bạn vẫn bị phá hủy và các thiết bị WLAN khác vẫn có thể bị hư hỏng. Hãy nhớ là bộ thu lôi không phải dùng để bảo vệ sét đánh trực tiếp mà chỉ bảo vệ khi sét đánh ở vùng lân cận gây ra sự tăng dòng điện đột ngột trong dây dẫn.  
- Một bộ thu lôi có thể chuyển hướng một dòng điện lên đến 5000 Ampe và 50 Voltage. Bộ thu lôi hoạt động như sau:  
+ Sét đánh ở những vật lân cận  
+ Dòng điện sẽ tăng đột ngột trên đường truyền RF.  
+ Bộ thu lôi cảm nhận được dòng điện này và ngay lập tưc ion hóa khí được lưu giữ bên trong gây ra một sự ngắn mạch (một đường dẫn hầu như không có trở kháng) trực tiếp xuống mặt đất.  
- Khi một vật thể bị sét đánh thì trường điện sẽ được hình thành xung quanh vật đó chỉ trong chốc lát. Khi sét đánh xong (ngừng cấp điện vào vật thể) thì trường điện cũng mất dần. Khi trường điện biến mất thì nó cũng gây ra một lượng dòng điện lớn vào bên trong vật thể (trong trường hợp này là anten hay đường truyền đồng trục).

3.1 Các tùy chọn phổ biến:

- Có một số ít tùy chọn cho bộ thu lôi và chi phí khoảng từ 50 đến 150 $ cho mỗi dòng sản phẩm. Tuy nhiên, có một số thuộc tính nên được xem xét khi mua bất kỳ bộ thu lôi nào:  
Tuân theo chuẩn IEEE (tốc độ phản ứng < 8 uS)  
Sử dụng lại được  
Túi khí ngắt điện áp (Gas tube breakdown voltage)  
Kiểu connector  
Tần số đáp ứng  
Trở kháng  
Insertion loss (mất mát do cài đặt thêm thiết bị vào)  
Tỷ số VSWR  
Bảo hành

3.1.1 Chuẩn IEEE:

- Hầu hết các bộ thu lôi đều có thể gây ra một sự ngắn mạch xuống mặt đất chỉ chưa tới 2 uS (microsecond) nhưng IEEE quy định rằng tiến trình này nên xảy ra không quá 8 uS. Vì thế bạn cần bảo đảm rằng thiết bị bạn chọn ít nhất cũng tuân theo chuẩn IEEE.

3.1.2 Có thể sử dụng lại:

- Một số bộ thu lôi có thể sử dụng lại được sau khi sét đánh. Sẽ rất là hiệu quả về mặt chi phí nếu bạn sử dụng một bộ thu lôi có thể sử dụng lại nhiều lần. Các model sử dụng lại được có túi khí có thể thay thế, nó sẽ rẻ hơn so với việc phải thay mới bộ thu lôi. Việc mua một bộ thu lôi có túi khí thay thế được và có khả năng thay thế trong khi vẫn được cấp nguồn hoạt động sẽ là một tính năng rất hữu ích cho phép bạn thay thế các thành phần của bộ thu lôi mà không cần phải tạm thời ngắt mạng WLAN.

3.1.3 Voltage Breakdown:

- Một số bộ thu lôi hỗ trợ việc chuyển điện áp DC để sử dụng trong việc cấp nguồn cho bộ khuếch đại RF. Bạn nên sử dụng bộ thu lôi có tính năng này nếu như bạn dự định sử dụng bộ khuếch đại gần anten hơn là gần bộ thu lôi. Túi khí ngắt điện áp (mức điện áp mà bộ thu lôi bắt đầu ngắn mạch dòng điện xuống mặt đất) nên cao hơn mức điện áp yêu cầu cho sự hoạt động của bộ khuếch đại. Có một khuyến cáo là bạn nên đặt bộ thu lôi là thành phần cuối cùng trên đường truyền RF trước khi đến anten để cho bộ thu lôi có thể bảo vệ bộ khuếch đại và bộ suy hao cũng như Bridge hay AP.

3.1.4 Kiểu connector:

- Hãy đảm bảo rằng kiểu connector của bộ thu lôi mà bạn đã chọn phải tương xứng với cable mà bạn dự định sử dụng trong mạng WLAN. Nếu như chúng không tương xứng với nhau thì một adapter connector phải được sử dụng, điều này gây ra sự mất mát trong mạch RF nhiều hơn mức cần thiết.

3.1.4 Tần số đáp ứng:

- Tần số đáp ứng của bộ thu lôi phải ít nhất là cao bằng mức tần số cao nhất được sử dụng trong WLAN. Ví dụ, nếu bạn chỉ sử dụng mạng WLAN 2.4 Ghz thì bộ thu lôi nên là 3 Ghz là tốt nhất.

3.1.5 Trở kháng:

- Trở kháng của bộ thu lôi nên tương xứng với tất cả các thiết bị khác trong mạch giữa bộ phát sóng và anten. Trở kháng thường là 50 Ohm trong hầu hết các thiết bị WLAN.

3.1.6 Insertion Loss:

- Insertion loss càng thấp càng tốt (khoảng 0.1 dB) để cho nó không gây ra sự mất mát biên độ tín hiệu RF khi tín hiệu được truyền qua bộ thu lôi.

3.1.7 Tỷ số VSWR:

- Tỷ số VSWR của một bộ thu lôi có chất lượng tốt là khoảng 1.1:1, nhưng một số có thể lên đến 1.5:1. Tỷ số này của thiết bị càng thấp thì tín hiệu RF sẽ càng tốt hơn.

3.1.9 Bảo hành:

- Cho dù chất lượng của bộ thu lôi có tốt đến đâu thì nó cũng có thể gặp trục trặc. Hãy tìm những nhà sản xuất cung cấp chế độ bảo hành tốt nhất  
3.2 Cấu hình và quản trị:  
- Việc cấu hình là không cần thiết đối với bộ thu lôi. Nó được cài đặt trên đường tín hiệu RF chính, và nối đất nên có trở kháng thấp hơn 5 Ohm. Bạn nên kiểm tra nối đất với thiết bị kiểm tra trở kháng thích hợp trước khi quyết định cài đặt bộ thu lôi. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra định kỳ các thành phần khác của bộ thu lôi như túi khí …

4. RF Splitter:

- Một bộ tách RF là một thiết bị có một đầu input và nhiều output. Nó được sử dụng nhằm mục đích chia một tín hiệu thành nhiều tín hiệu độc lập. Việc sử dụng bộ tách thường xuyên trong mạng WLAN là không được khuyến khích. Đôi khi, 2 anten panel 120 độ hay 2 anten panel 90 độ có thể được kết hợp với một bộ tách khi anten chỉa ra 2 hướng ngược nhau. Cấu hình này sẽ sinh ra một vùng phủ sóng theo 2 hướng có thể là lý tưởng để phủ sóng những vùng dọc theo sông hay đường cao tốc. 2 Anten panel 90 độ quay lưng với nhau có thể được tách biệt khoảng 10 inches hay 40 inches ở cả 2 phía của cột thay tháp. Mỗi panel trong cấu hình này có thể có một độ nghiên nào đó. Kết quả là độ lợi theo mỗi hướng phát sóng sẽ bị giảm đi 3-4 dB.  
- Khi cài đặt một bộ tách, thì đầu input nên luôn luôn quay mặt vào nguồn của tín hiệu RF. Các đầu output (đôi khi được gọi là “tap”) được kết nối hướng về đích của tín hiệu RF.  
- Bộ tách có thể được sử dụng để theo dõi công suất phát trên một đường kết nối WLAN. Bằng cách mắc một máy đo công suất vào một đầu output và một anten ở đầu output kia thì admin có thể chủ động giám sát công suất phát ở bất cứ thời điểm nào. Trong trường hợp này, máy đo công suất, anten và bộ tách tất cả phải có trở kháng bằng nhau. Việc thay thế máy đo công suất ở một đầu output của bộ tách bằng một thiết bị tải 50 Ohm sẽ cho phép admin di chuyển máy đo công suất từ một điểm kết nối này đến điểm kết nối khác trong mạng WLAN để đo công suất phát.

 
- Dưới đây là danh sách các thứ cần xem xét khi chọn lựa một bộ tách  
Insertion loss  
- Tần số đáp ứng  
- rở kháng  
- Tỷ số VSWR  
- Trở kháng cách ly cao  
- Mức công suất  
- Kiểu connector  
- Các báo cáo khả năng  
- Mounting (cài đặt)  
- Chuyển điện áp DC  
- Insertion loss  
- Insertion loss (mất mát khi cài đặt thiết bị vào trong mạch) thấp là cần thiết bởi vì việc đưa bộ tách vào mạch RF có thể gây ra một sự giảm biên độ tín hiệu RF đáng kể. Insertion loss khoảng 0.5 dB hay thấp hơn được xem là tốt cho một bộ tách.  
- Đừng nhầm lẫn giữa insertion loss với sự mất mát về biên độ giữa đầu input và bất kỳ đầu output nào (được gọi là “through loss”). Số lượng của các đầu nối trên một bộ tách sẽ quyết định số đường (way) (gọi theo thuật ngữ của công suất) mà biên độ của RF sẽ bị chia. Một bộ tách 2 đường (2-way) nên có một mất mát 3 dB giữa đầu input và bất kỳ đầu output nào. Sự mất mát lớn hơn mức này có thể được cho là do insertion loss (sẽ được cộng thêm vào through loss khi tính toán) hay do sự không chính xác trong khả năng phân chia công suất giữa các đầu output.

Tần số đáp ứng

- Tần số đáp ứng của bộ tách nên cao ít nhất là cao bằng tần số cao nhất được sử dụng trong mạng WLAN. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng mạng WLAN 2.4 Ghz thì bộ tách nên khoảng 3 Ghz là tốt nhất.  
Trở kháng  
- Trở kháng thường là 50 Ohm trong hầu hết các mạng WLAN. Trở kháng của bộ tách nên tương xứng với tất cả các thiết bị khác trong mạch giữa bộ phát sóng và anten.

Tỷ số VSWR

- Cũng giống như nhiều thiết bị RF khác, tỷ số VSWR nên càng gần 1:1 càng tốt. Thông thường thì tỷ số VSWR cho bộ tách là < 1.5:1. Tỷ số VSWR thấp đối với bộ tách là quan trọng hơn so với các thiết bị khác bởi vì công suất RF phản xạ trong bộ tách có thể được phản xạ theo nhiều hướng bên trong bộ tách làm ảnh hưởng đến cả đầu input và output.

Trở kháng cách ly cao

- Trở kháng cách ly cao giữa các cổng trên bộ tách là rất quan trọng vì nhiều lý do khác nhau. Thứ nhất, tải trên một cổng output không nên gây ảnh hưởng lên công suất phát của các cổng output khác trên bộ tách. Thứ 2, một tín hiệu đến từ cổng output của bộ tách (như tín hiệu RF nhận được) nên được hướng trực tiếp vào cổng input hơn là vào một cổng output khác. Các yêu cầu này có thể đạt được bằng trở kháng cao giữa các đầu output. Trở kháng cách ly thường là >= 20 dB giữa các cổng output. Một số bộ tách có một tính năng được gọi là reverse port isolation (cách ly ngược) cho phép cổng output được sử dụng như là cổng input. Sử dụng bộ tách theo kiểu này cho phép admin kết nối 2 hay 3 AP hay Bridge vào bộ tách, các AP này sau đó sẽ cung cấp tín hiệu cho 1 anten duy nhất. Cấu hình này có thể tiết kiệm chi phí phải mua và cài đặt nhiều anten.

Mức công suất

- Các bộ tách đã được ước tính công suất đầu vào lớn nhất, có nghĩa là lượng công suất giới hạn mà bạn có thể đưa vào bộ tách. Nếu bạn đưa vào mức công suất cao hơn mức cho phép của nhà sản suất thì sẽ gây hư hỏng bộ tách.

Kiểu connector

- Bộ tách thường có các kiểu đầu nối như N-Type hay SMA. Bạn phải sử dụng bộ tách có cùng kiểu connector với cable. Như thế sẽ tiết kiệm được chi phí phải mua thêm adapter connector. Điều này là rất quan trọng vì bộ tách đã làm giảm biên độ tín hiệu nên nếu dùng thêm adapter connector sẽ làm giảm hơn nữa biên độ tín hiệu.

Báo cáo về khả năng

- Tất cả các bộ tách RF nên đi kèm với một báo cáo về kích thước trong đó cho biết insertion loss, tần số đáp ứng, through loss của mỗi connector … Bạn nên làm các báo cáo này 1 năm 1 lần để cho admin có thể biết được bộ tách có gây ra một sự sụt giảm về hiệu năng nào không. Lúc thực hiện báo cáo này đòi hỏi phải tạm thời ngắt mạng WLAN trong một thời gian ngắn và dường như là không thực tế nhưng nó rất cần thiết để duy trì sự tối ưu về throughput cho mạng.

Mounting

- Việc cài đặt bộ tách cũng giống như cài đặt các thiết bị khác. Một số model có các phần cứng kèm theo để cài đặt theo dạng cột sử dụng chốt hình chữ U (U bolts). Tùy vào nhà sản suất, bộ tách có thể chịu đựng được thời tiết, có nghĩa là nó có thể cài đặt ngoài trời trên một cái cột mà không cần lo lắng đến thời tiết (nước, mưa, gió …) gây ảnh hưởng. Khi cài đặt ngoài trời thì bạn nên bọc cable lại và sử dụng một rãnh thoát nước.

Chuyển điện áp DC

- Một số bộ tách có khả năng chuyển điện áp DC ra tất cả các cổng output một cách đồng thời. Tính năng này rất hữu ích khi bạn có sử dụng một bộ khuếch đại cần cấp nguồn DC bằng một bộ cấp (injector) điện áp DC (thông qua PoE) nằm trong wiring closet, mà bộ khuếch đại này nằm ở cổng output của bộ tách.

5. RF Connector:

- Các đầu nối RF xác định kiểu kết nối thiết bị để nối cable vào thiết bị hay nối thiết bị với thiết bị. Các kiểu connector như N, F, SMA, BNC, và TNC đều được sử dụng trong mạng WLAN.  
- Năm 1994, FCC và DOC (Canadian Department of Communication) quy định rằng các connector được sử dụng cho thiết bị WLAN nên là độc quyền của các nhà sản xuất. Vì lý do này nên nhiều biến thể khác nhau của mỗi kiểu connector đã xuất hiện như:  
N-Type  
Reverse Polarity N-Type  
Reverse Threaded N-Type

415-0029-018-194x194.jpg85890861-lidinco-2-1-194x194.jpg

Lựa chọn RF connector:

- Có 5 điều cần phải xem xét khi mua hay cài đặt các RF connector. Các điều này cũng tương tự như các tiêu chuẩn khi chọn lựa bộ khuếch đại hay bộ suy hao.  
+ Trở kháng của RF connector nên tương xứng với tất cả các thành phần WLAN khác (thường là 50 Ohm)  
+ Phải biết được insertion loss của mỗi connector. Lượng mất mát này sẽ là một yếu tố khi tính toán độ mạnh tín hiệu cũng như khoảng cách cho phép.  
+ Biết tần số đáp ứng (giới hạn trên của tần số) của RF connector. Điều này rất quan trọng khi mạng WLAN 5 Ghz ngày càng trở nên phổ biến. Một số connector hoạt động ở 3 Ghz sẽ rất thích hợp cho mạng WLAN 2.4 Ghz nhưng không sử dụng được cho mạng WLAN 5 Ghz.  
+ Hãy cảnh giác các connector có chất lượng xấu. Luôn xem xét việc mua từ các nhà sản xuất danh tiếng và chỉ mua các connector chất lượng cao. Điều này sẽ giúp loại bỏ được các vấn đề khi sử dụng.  
+ Hãy chắc rằng bạn biết được các kiểu connector (N, F, SMA …) và loại của chúng (male, female).

6. RF Cable:

- Bạn phải chọn loại cable thích hợp để kết nối anten đến AP hay Wireless Bridge. Dưới đây là các tiêu chuẩn cần xem xét khi chọn mua cable:  
Cable gây ra mất mát cho mạng WLAN nên bạn phải biết được khoảng cách ngắn nhất cần sử dụng cable.  
Nên mua các đoạn cable đã cắt sẵn cũng như đã được nối với connector sẵn. Điều này sẽ giảm thiểu khả năng kết nối xấu giữa connector và cable.  
Tìm những loại cable có độ mất mát thấp nhất nhưng vẫn thỏa mãn phi phí cho phép của bạn (vì cable có độ loss càng thấp thì càng mắc tiền). Cable thường được đánh giá về độ mất mát theo dB/100 feet.  
Mua cable có cùng trở kháng với tất cả các thành phần WLAN khác (thường là 50 Ohm)  
Tần số đáp ứng của cable nên được xem xét như là một yếu tố quyết định chính khi mua cable.

7. RF Pigtail Adapter Cable:

- Pigtail adapter cable được sử dụng để nối cable (tuân theo chuẩn công nghiệp) với các thiết bị WLAN của các nhà sản xuất khác nhau. Pigtail được dùng để nối connector độc quyền của nhà sản xuất với connector chuẩn công nghiệp như N-Type, SMA. Một đầu của cable pigtail là đầu nối độc quyền, đầu kia là đầu nối chuẩn công nghiệp.

8. Mua Ở Đâu? 

Lidinco là nhà nhập khẩu trực tiếp và phân phối các sản phẩm: RF Amplifier, RF Attennuator, Lightning Arrestor, RF Connector, RF Cable, RF Splitte r từ các thương hiệu : Amphenol, Carlisle, Hirose, Huber & Suhner, Johnson, Multicomp, Murata, RF Solution, Tojoin.

Tất cả các sản phẩm đều được Lidinco, Chúng tôi là nhà cung cấp các thiết bị phụ trợ WLAN, thiết bị ngành viễn thông hơn 15 năm trên thị trường phục vụ nhu cầu của các đơn vị sản xuất, thương mai, cá nhân , trường học, dịch vụ.

Liên hệ với chúng tôi để nhận được báo giá tốt nhất và nhanh nhất cùng dịch vụ hậu mãi uy tín.

Xem thêm: Cách lựa chọn RF Amplifier, RF Attennuator, Lightning Arrestor, RF Connector, RF Cable, RF Splitter

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG 
+84 8 3977 8269 / +84 8 3601 6797  
Email: sales@lidinco.com,  skype-logo: Lidinco 
14 Thiên Phước, Phường 9, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Việt Nam