Đồng hồ đo cuộn cảm là gì? Các cách đo cuộn cảm
Kỹ thuật điện là một trong những ngành nghề phát triển đặc biệt nhanh trong thời gian gần đây. Do đó, nhu cầu học hỏi và mua sắm các thiết bị liên quan đến ngành nghề này cũng phát triển mạnh mẽ. Trong các thiết bị này thì đồng hồ đo cuộn cảm là một trong những thiết bị được sử dụng khá nhiều vì nó cho phép đo lường nhanh chóng, chính xác một trong những loại linh kiện điện tử phổ biến nhất là cuộn cảm
Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Lidinco tìm hiểu về đồng hồ đo cuộn cảm cũng như cách để đo cuộn cảm bằng các thiết bị phổ biến nhất
Đồng hồ đo cuộn cảm là gì?
Đồng hồ đo cuộn cảm là thiết bị chuyên dụng để đo lường giá trị độ tự cảm của cuộn cảm. Thiết bị này cho phép bạn đo giá trị tự cảm của cuộn dây một cách nhanh chóng với độ chính xác cao mà các loại đồng hồ vạn năng khó có thể làm được
Một số tên gọi khác của đồng hồ đo cuộn cảm như: đồng hồ đo henry, đồng hồ đo độ tự cảm…
Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp một số loại đồng hồ đo cuộn cảm (L) được tích hợp thêm các tính năng đo điện trở (R) và điện dung (C), loại thiết bị được tích hợp nhiều chức năng đo này gọi là đồng hồ đo LCR hay máy đo LCR (LCR là loại đồng hồ đo cuộn cảm đa năng được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường)
Các loại đồng hồ đo cuộn cảm
a. Đồng hồ đo cuộn cảm LCR
Đồng hồ đo cuộn cảm Henry có ngoại hình khá tương đồng với đồng hồ vạn năng cầm tay. Tuy nhiên, chức năng chính của thiết bị này chỉ được sử dụng để đo thông số L, C, R chứ không đo lường được các giá trị điện áp, dòng điện đa dạng như VOM
Thông thường sẽ có 02 loại đồng hồ đo LCR cầm tay phổ biến
- Loại thứ nhất: là loại giá rẻ chỉ có thể đo hiển thị được giá trị L, C, R chứ không thể chọn tần số thử nghiệm
- Loại thứ hai: loại cao cấp hơn được tích hợp chức năng cài đặt tần số kiểm tra giúp phép đo chính xác hơn, ngoài ra các dạng que đo đa dạng cũng là điểm mạnh của sản phẩm này
b. Đồng hồ đo cuộn cảm dạng nhíp
Nhíp đo LCR chắc không còn quá xa lạ với anh em kỹ thuật trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây khi các loại linh kiện dán được sử dụng ngày càng rộng rãi. Kết quả của việc cải tiến đầu đo sao cho phù hợp với sản phẩm cần thử nghiệm đó là sự ra đời của đồng hồ đo dạng nhíp
Với đầu que đo là hai đầu nhíp, bạn có thể dễ dàng kẹp chúng với hai chân của linh kiện SMD cần đo, các chức năng đo cũng được thiết bị nhận diện và chọn tự động giúp nâng cao hiệu suất làm việc
c. Máy đo cuộn cảm để bàn
Máy đo cuộn cảm để bàn gồm hai nhóm sản phẩm:
- Nhóm thứ nhất: được sử dụng để kiểm tra giá trị linh kiện điện tử như một máy đo LCR thông thường
- Nhóm thứ hai: được sử dụng để kiểm tra thuộc tính cách điện của các cuộn dây lớn trong motor, động cơ điện
Nguyên lý hoạt động của máy đo cuộn cảm
Nguyên lý hoạt động của máy đo độ tự cảm khá đơn giản. Độ tự cảm chưa biết được sử dụng để tạo bộ dao động LC. Bằng cách đo tần số của dao động, ta có thể xác định được giá trị tự cảm cần biết
Các cách đo cuộn cảm hiệu quả?
1. Đo cuộn cảm bằng mạch arduino
Máy đo điện cảm dựa trên Arduino được giải thích trong dự án này về cơ bản là máy đo tần số đo tần số cộng hưởng của mạch cộng hưởng song song (tank circuit). Mạch cộng hưởng song song là một thuật ngữ chung đại diện cho mạch điện bao gồm một cuộn cảm và một tụ điện được kết nối song song. Mạch này còn được gọi là mạch LC song song, trong đó 'L' biểu thị độ tự cảm và 'C' biểu thị tụ điện.
Mạch cộng hưởng song song này được tạo ra để dao động ở tần số cộng hưởng của nó bằng cách phóng điện đột ngột sau một thời gian sạc liên tục. Sau khi bắt đầu xả, mạch sẽ dao động ở tần số cộng hưởng của nó, hoặc đơn giản là nó sẽ cộng hưởng trong khi xả. Biên độ của dao động cứ giảm dần qua mỗi lần dao động và cuối cùng dao động tắt dần khi phóng hết mạch bình. Loại dao động này được gọi là 'Dao động tắt dần”
Bằng các hàm lập trình arduino bạn có thể biến mạch của mình thành một máy đo henry cơ bản, đáp ứng tốt cho các yêu cầu nghiên cứu
2. Đo cuộn cảm bằng đồng hồ vạn năng
Trước khi bước vào thực hiện đo giá trị tự cảm của cuộn dây, bạn cần biết rằng các loại đồng hồ vạn năng thông thường hầu như không thể đo được giá trị này (chúng chỉ có thể đo được nhiều lắm là điện trở và điện dung). Do đó, việc sử dụng đồng hồ vạn năng chỉ cho phép bạn kiểm tra được cuộn cảm có hoạt động bình thường hay không? Có bị đứt hoặc chập hay không?
Các bước kiểm tra, cuộn cảm có đứt hoặc chập bằng đồng hồ vạn năng
Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Chập que đen và que đỏ vào 2 chân của của cuộn cảm
Bước 4: Đọc giá trị đo
Trong cách đo này, cuộn cảm đóng vai trò như một dây dẫn thông thường nên nó sẽ có một giá trị điện trở. Khi đọc giá trị đo của đồng hồ bạn có thể xác định được ba trường hợp, cuộn cảm hoạt động bình thường, đang chập dây hoặc bị đứt dây
Trường hợp 1: nếu giá trị điện trở rất nhỏ so với thông thường -> chập dây
Trường hợp 2: nếu giá trị điện trở rất cao -> đứt dây
3. Đo cuộn cảm bằng đồng hồ đo cuộn cảm (LCR)
Bước 1: mở nguồn máy đo LCR như đã đề cập ở phần bên trên đây là thiết bị chuyên dụng dùng để đo giá trị điện trở (R), tụ điện (C) và cuộn cảm (L)
Bước 2: Kết nối dây đen với cổng (-) và dây đỏ với cổng (+) trên máy đo LCR cầm tay hoặc để bàn của bạn
Bước 3: Vặn núm xoay hoặc điều chỉnh thang đo về giá trị L (sử dụng để đo cuộn cảm, đơn vị là H). Bạn có thể chọn dải đó lớn nhất và chỉnh xuống nhỏ dần để tăng độ chính xác
Bước 4: Một số dòng máy đo điện cảm LCR cầm tay chuyên nghiệp sẽ cho bạn chọn cả tần số để kiểm tra linh kiện của mình chính xác nhất. Bạn có thể cài đặt đồng hồ của mình về mức 100 kHz ở 1 volt để thử nghiệm với độ tự cảm thấp nhất, thường là 200uH. Cài đặt này thường mang lại độ chính xác cao trong nhiều trường hợp
Bước 5: Kết nối que đo đến hai chân của cuộn cảm cần đo và đọc giá trị cuộn cảm
4. Đo cuộn cảm bằng máy hiện sóng
Bước 1: Chọn điện trở 100 ohm với điện trở 1%
Bước 2: Mắc nối tiếp cuộn dây cần đo độ tự cảm với điện trở
Bước 3: Kết nối máy hiện sóng và máy phát xung vào mạch điện trở và cuộn cảm theo sơ đồ như hình bên dưới. Trong trường hợp này, máy hiện sóng đóng vai trò phát hiện và hiển thị tín hiệu điện áp chạy qua mạch và trực quan hóa dữ liệu đo, máy phát xung sẽ truyền tín hiệu qua mạch để thử nghiệm cuộn cảm mà bạn cần đo
Bước 4: Cấp một dòng điện qua mạch bằng máy phát xung, dòng điện này sẽ đi qua cuộn cảm và điện trở cũng sẽ nhận được dòng điện nếu cuộn cảm không bị đứt hoặc đang hoạt đồng bình thường. Đặt giá trị của máy phát xung trong khoảng 100 hoặc 50 Ohm để tạo các dạng sóng hình sin
Bước 5: Theo dõi điện áp đầu vào và điện áp điện trở trên máy hiện sóng. Điều chỉnh tần số của bộ tạo hàm sao cho điện áp tiếp giáp được liệt kê trên màn hình bằng một nửa điện áp đầu vào ban đầu
Bước 6: Tính độ tự cảm của cuộn dây bằng công thức L = R x sqrt(3) / (2 x pi x f) với các thông số thiết lập sẵn ở các bước trên
Các mẫu đồng hồ đo cuộn cảm chất lượng
Hiểu được nhu cầu sử dụng của khách hàng, dưới đây Lidinco xin giới thiệu đến bạn một số dòng máy đo độ tự cảm chất lượng đang được Lidinco cấp và nhiều anh em kỹ thuật ưa chuộng tại thị trường Việt Nam
1. Máy đo độ tự cảm LCR TongHui TH2822A
TH-2822A là dòng đồng hồ đo điện trở, cuộn cảm, tụ điệnchuyên nghiệp đến từ thương hiệu TongHui, với bộ thông số kỹ thuật mạnh mẽ và hiệu suất vượt trội đầu ngành có thể tương đương với một máy đo LCR để bàn. Các sản phẩm thuộc series TH-2822 được thiết kế tiêu thụ năng lượng cực thấp với kỹ thuật lắp ráp SMD mật độ cao, có thể hiện thị đồng thời các thông số phụ trên màn hình LCD với đèn nền
Sản phẩm có thiết kế trực quan các phím bấm rõ ràng để bạn có thể dễ dàng truy cập vào các chức năng, tần số kiểm tra lên đến 100kHz, số đọc của tham số chính lên đến 40.000 đơn vị, độ phân giải hệ số tản 0.0,001. Thiết bị cho phép kiểm tra chính xác và thuận tiện các linh kiện thụ động trong các dịp khác nhau trong thời gian dài, độ chính xác tối đa lên đến 0.1%. Ngoài ra, các sản phẩm thuộc dòng đồng hồ LCR TH-2822 còn cho phép điều khiển từ xa qua PC
Thông số kỹ thuật
- Thông số chính: L/C/R/Z
- Thông số phụ: D /Q/R/θ/ESR
- Mạch tương đương: Nối tiếp, song song
- Thông số và Chế độ tương đương: Giữ, tự động
- Đo lường: 3-terminal, 5-terminal
- Tốc độ đo: 4meas / giây, 1.5meas / giây
- Tốc độ đo DCR: 3meas / giây
- Chức năng hiệu chuẩn: Mở, ngắn
- Chức năng so sánh: 1%, 5%, 10%, 20%
- Đầu vào cầu chì: 0,1A / 250V
- Giao diện: Mini-USB (cổng nối tiếp ảo)
- Tần số kiểm tra: 100Hz, 120Hz, 1kHz, 10kHz,
- Mức độ kiểm tra: 0,3 Vrms, 0,6 Vrms, 1 Vrms
- Trở kháng đầu ra: 100Ω
→ Xem chi tiết sản phẩm: TongHui TH2822A
2. Máy đo cuộn cảm giá rẻ Twitnex TI-511
Là dòng máy đo cuộn cảm và tụ điện giá rẻ mà các thợ kỹ thuật có thể dễ dàng mua và sử dụng. Twintex TI-511 với thiết kế đơn giản chỉ với vòng xoay chọn dải đo khiến việc đo lường các loại linh kiện nhanh chóng và dễ dàng hơn
Thông số kỹ thuật
- Dải đo tụ điện: 2nF/20nF/200nF/2uF/20uF/2000uF
- Dải đo cuộn cảm: 2mH/20mH/200mH/2H/20H
- Dải đo điện trở: không có
- Chức năng bảo vệ: có
- Vỏ bảo vệ chống sốc: Có
- Tốc độ lấy mẫu: 3 lần/giây
- Hiển thị: 1999
→ Xem chi tiết sản phẩm: Twitnex TI-511
3. Đồng hồ đo linh kiện dán Siborg ST5S
Smart Tweezers ST5S có thể được sử dụng để đo lường các thông số chính như: điện dung, điện trở và độ tự cảm của linh kiện điện tử với tốc độ và độ chính xác cao bằng cách đánh giá trở kháng mạch. Ngoài ra, nó còn có thể sử dụng để kiểm tra đi-ốt, đo ESR và trở kháng Z. Nói không ngoa ST5S có thể được xem là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà máy trong việc đo nhanh các loại linh kiện dán
Ngoài ST5S nhà sản xuất Siborg còn mang đến cho bạn một dòng sản phẩm nhíp đo LCR thông minh được tích hợp chức năng hiện sóng và phát xung với dải đo dài hơn phù hợp cho những ứng dụng chuyên sâu. Mời bạn tham khảo LCR Reader-MP
Thông số kỹ thuật
- Dải đo:
- Điện trở: 0.1 Ohm đến 10 Mohms | 0.2%
Điện dung: 0.5 pF đến 1 mF | 0.2%
Cảm kháng: 0.5 uH đến 1 H | 0.5% - Dải đo tần số: 100 Hz – 10 kHz
- Chế độ đo tự động: L, C, R, ESR
- Chế độ đo thủ công: L, C, R, ESR
- Thay đổi dung sai: 1, 5, 10, 20%
- Cổng sạc: micro USB
→ Xem chi tiết sản phẩm: Siborg ST5S
4. Máy đo cuộn cảm, tụ điện Tonghui TH2816B
TH2816B là dòng máy đo LCR phổ thông đến từ thương hiệu Tonghui với mức giá rẻ. Dải kiểm tra của hai thiết bị này có thể lên đến 200kHz với độ chính xác 0.1% (TH2816B), đồng hồ hiển thị 6 chữ số cho khả năng làm việc hiệu quả hơn
Các cổng giao tiếp đa dạng như Handler, GPIB, RS232C giúp dễ dàng dàng xây dựng hệ thống kiểm tra linh kiện tự động. Các yếu tố này giúp cho TH2816B phù hợp cho nhiều ứng từ sửa chữa cơ bản, giáo dục và nghiên cứu
Thông số kỹ thuật
- Thông số đo: |Z|, C, L, X, B, R, G, D, Q, θ
- Tần số tín hiệu: 50Hz, 60Hz, 80Hz, 100Hz, 120Hz, 150Hz, 200Hz, 250Hz, 300Hz, 400Hz, 500Hz, 600Hz, 800Hz, 1kHz, 1.2kHz, 1.5kHz, 2kHz, 2.5kHz, 3kHz, 4kHz, 5kHz, 6kHz, 8kHz, 10kHz, 12kHz, 15kHz, 20kHz, 25kHz, 30kHz, 40kHz, 50kHz, 60kHz, 80kHz, 100kHz, 120kHz, 150kHz, 200kHz, 37 points
- Trở kháng đầu ra: 30Ω , 100Ω
- Cường độ kiểm tra: 10mVrms to 2.0Vrms, bước 10mV
- Chế độ chọn dải: Auto, Hold
- Mạch tương đương: Series and Parallel
- Tốc độ đo:Slow: 1.5meas/sec Med: 10meas/sec Fast: 30meas/sec
→ Xem chi tiết sản phẩm: Tonghui TH2816B
Nếu có nhu cầu mua bất cứ dòng máy đo Henry nào. Vui lòng liên hệ cho Lidinco theo thông tin bên dưới để được tư vấn thêm về sản phẩm miễn phí
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
HCM: 028.39778269 – 028.36016797 – (Zalo) 0906.988.447
Skype: Lidinco – Email: sales@lidinco.com
Bắc Ninh: 0222.7300180 – Email: bn@lidinco.com
Tin cùng danh mục