Hướng dẫn kiểm tra các loại đi-ốt bằng VOM

17/Th12/2019 By Lidinco Ff 9745 view
Mục Lục
Mục Lục

Đi-ốt là một trong những thành phần cơ bản và quan trọng trong các mạch điện tử được sử dụng để bảo vệ, chỉnh lưu, chuyển mạch và nhiều ứng dụng khác. Chúng là một trong những thành phần đầu tiên bị hỏng trong trường hợp có lỗi xảy ra. Vậy làm các nào để kiểm tra một diode còn sử dụng tốt không, mời bạn theo dõi tiếp trong bài viết sau 

Nội dung bài viết 

  • Hướng dẫn kiểm tra điốt bằng đồng hồ vạn năng số bằng chức năng đo đi-ốt 
  • Hướng dẫn kiểm tra điốt bằng chức năng đo điện trở 
  • Hướng dẫn kiểm tra điốt bằng vạn năng kim 
  • Hướng đẫn kiểm tra điốt phát quang (LED) 
  • Hướng dẫn kiểm tra điốt Zener 

Tìm hiểu về diode

giới thiệu diode

- Việc đầu quan trọng nhất mà chúng ta bắt buộc phải biết khi thực hiện bất cứ phép kiểm tra hoặc xem bất kỳ bài hướng dẫn nào. Đó là bạn, cần phải hiểu rõ về loại linh kiện mà bạn cần đo 

- Đi ốt là một loại thiết bị bán dẫn có phân cực, nó cho phép dòng điện đi qua nó theo một hướng nhất định và thường được thấy trong các ứng dụng chỉnh lưu, kẹp, cắt.. 

- Khi cực dương của dòng điện được nối với a-nốt và cực âm được nối với ka-tốt, đi-ốt phần cực thuận và điện áp khi phân cực thường nằm trong khoảng 0.7V đối với đi-ốt silicon. Việc thử nghiệm thiết bị này được thực hiện để biết được điều kiện làm việc phù hợp của nó trong chế độ kiểm tra thuận và nghịch 

- Điều quang trọng nhất trong kiểm tra đi-ốt là chúng ta cần phải xác định được cực nào là cực dương, cực nào là âm. Hầu hết các đi-ốt P-N có dải trắng trên thân và đầu cuối của dải trắng này là cực âm, đầu còn lại là cực dương 

- Một số đi-ốt có thể có một dải các màu khác nhau trên phần thân và đầu cuối của dải màu này củng là cực âm. Việc kiểm tra một diot có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, ở đây tôi sẽ giới thiệu cho bạn các kỹ thuật đơn giản nhất để kiểm tra loại linh kiện này. Lưu ý, các quy trình kiểm tra dưới đây chỉ dành cho các đi-ốt P-N thông thường 

Cách kiểm tra điốt bằng đồng hồ vạn năng số

Việc kiểm tra đi-ốt bằng cách sử dụng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số (Digital Multimeter) có thể được thực hiện theo hai cách vì trong DMM đã có sẵn hai chế độ. Đó là chế độ kiểm tra điốt và chế độ đo điện trở 

Kiểm tra điôt bằng vạn năng số 

Các bước kiểm tra 

- Bước 1 : Xác định cực dương và cực âm của đi-ốt   
- Bước 2 : Vặn núm điều chỉnh trên đồng hồ về chức năng đo đi-ốt. Ở chế độ này VOM sẽ cung cấp dòng điện khoảng 2mA giữa hai đầu que đo   
- Bước 3 : Kết nối que đo màu đỏ đến cực dương và que đo màu đen đến cực âm (Phương pháp đo thuận)   
- Bước 4 : Quan sát và đọc giá trị hiển thị trên màn hình hiển thị. Nếu giá trị điện áp hiển thị trong khoảng từ 0.6 đến 0.7V (di-ốt silicon) chúng tỏ đi-ốt hoạt động tốt có thể tiếp tục sử dụng. Đối với đi-ốt Germanium, giá trị mà đi-ốt hoạt động ổn định đạt được là 0.23 đến 0.3V   
- Bước 5 : Tiến hành đảo chiều que đo, kết nối que đỏ đến cực âm và que đen đến cực dương của đi-ốt (phép đo nghịch). Đây là phương pháp kiểm tra điều kiện sai lệch của đi-ốt lúc này sẽ không có dòng điện đi qua nó. Do đó nếu đồng hồ hiển thị OL (tương đương với mạch hở) có nghĩa là đi-ốt đang hoạt động tốt  

Các trường hợp đi-ốt bị lỗi 

Nếu thực hiện theo các bước trên mà kết quả không giống thì có thể đi-ốt của bạn đang gặp lỗi và không thể sử dụng được. Có hai lỗi thường gặp trên diot là hở mạch và ngắn mạch 

  • Đi-ốt hở mạch là đi-ốt hoạt động như một "công tắc luôn mở" trong cả hai điều kiện thuận và nghịch. Vì vậy, bất kể khi sử dụng phương pháp đo thuận hay nghịch nó chỉ đều hiển thị một giá trị đó là OL 
  • Đi-ốt ngắn mạch giống như một "công tắc đóng" khi đó điện áp sẽ không chạy qua được đi-ốt và đồng hồ sẽ hiện thị bằng 0 trong cả hai trường hợp. Trong một số trường hợp, nó sẽ hiển thị một giá trị điện áp rất nhỏ 

Một số bài viết có thể bạn quan tâm

Kiểm tra điốt bằng thang đo điện trở của đồng hồ đo điện đa năng

Kiểm tra điôt bằng thang đo điện trở - 2Kiểm tra điôt bằng thang đo điện trở 

Nếu chiếc đồng hồ vạn năng của bạn không có chức năng đo đi-ốt thì đây là phương pháp đo hữu hiệu nhất trong tình huống này 

- Bước 1 : Xác định cực dương và cực âm của đi-ốt   
- Bước 2 : Chỉnh núm xoay đến chức năng đo điện trở. Điều chỉnh đến chế độ đo điện trở thấp (~ 1k Ohm) để đo phân cực thuận và chỉnh đến chế độ kháng cao (100k Ohm) để kiểm tra phân cực nghịch   
- Bước 3 : Kết nối que đo màu đỏ với cực dương và que màu đen với cực âm. Điều này có nghĩa là đi-ốt được phân cực thuận. Khi đi-ốt bị phân cực thuận, điện trở của đi-ốt rất nhỏ   
Nếu đồng hồ hiển thị giá trị thấp khoảng từ vài chục đến vài trăm ohm thì đi-ốt tốt   
- Bước 4 : Tiếp tục đảo ngược que đo của đồng hồ vạn năng sao cho cực dương của đi-ốt kết nối với que đen và cực âm kết nối với que đỏ (phân cực ngược)   
- Bước 5 : Nếu đồng hồ hiển thị giá trị điện trở rất cao hoặc OL thì đi-ốt hoạt động tốt. Vì trong quá trình phân cực ngược đi-ốt cung cấp một trở kháng rất cao 

Từ những điều trên có thể kết luận rằng, để đi-ốt hoạt động đúng, DMM cần hiển thị điện trở rất thấp trong điều kiện phân cực thuận điện trở rất cao hoặc OL trong điều kiện phân cực ngược 

Nếu đồng hồ hiển thị điện trở rất cao hoặc OL trong cả hai điều kiện thuận và nghịch. Thì đi-ốt bị hở mạch. Mặt khác, nếu đồng hồ đọc điện trở rất thấp theo cả hai hướng, thì điôt có thể bị chập 

Cách kiểm tra đi-ốt bằng đồng hồ vạn năng kim

Kiểm tra điôt bằng đồng hồ kim 

Kiểm tra đi-ốt bằng đồng hồ vạn năng kim được thực hiện tương tự như sử dụng thang đo Ohm trên đồng hồ số, trình tự củng diễn ra theo các bước sau đây 

- Bước 1 : Điều chỉnh núm xoay đến vị trí đo điện trở thấp   
- Bước 2 : Kết nối que đo với đi-ốt ở điều kiện phân cực thuận bằng cách kết nối que đỏ với A-nốt và que đen với Ka-tốt   
- Bước 3 : Nếu đồng hồ hiển thị ở giá trị điện trở thấp => Đi-ốt đang hoạt động tốt   
- Bước 4 : Vặn núm điều chỉnh đến vị trí điện trở cao và đảo ngược hai đầu que đo que đỏ nối với Ka-tốt và que đên nối với A-nốt (đo nghịch)   
- Bước 5 : Nếu đồng hồ hiển thị kết quả OL hoặc điện trở rất cao => Đi-ốt đang hoạt động tốt   
- Bước 6 : Nếu đồng hồ không hiển thị theo như những kết quả ở trên => Đi-ốt bị lỗi 

Trên đây là những cách đơn giản nhất giúp bạn kiểm tra một đi-ốt có hoạt động tốt hay không bằng đồng hồ vạn năng kim và đồng hồ vạn năng số. Tuy nhiên, áp dụng với các loại đi-ốt P-N thông thường. Tiếp theo chúng ta hãy tìm hiểu xem đối với các loại đi-ốt đặc biệt như diode LED và zener thì phương pháp kiểm tra như thế nào nhé 

Cách kiểm tra đền LED (Điốt phát quang)

Kiểm tra điôt LED bằng VOM 

Như đã thảo luận ở trên, trước khi kiểm tra bất cứ loại đi-ốt nào chúng ta đều phải biết các cực của nó. Các cực của đi-ốt LED có thể được xác định bằng chiều dài của dây dẫn. Trong một đèn LED chân có chiều dài hơn là cực dương và chân ngắn là cực âm. Ngoài ra, còn một phương pháp khác để xác định cực là nhìn vào cấu trúc bề mặt , mặt phẳng là cực âm (cathode) và cái còn lại là cực dương anode 

Sau khi đã biết xác định được cực âm và cực dương của Đi-ốt phát quang chúng ta tiến hành phép đo theo các bước sau 

- Bước 1 : Xác định cực dương và cực âm của LED   
- Bước 2 : Chỉnh núm đồng hồ sang chế độ kiểm tra đi-ốt   
- Bước 3 : Kết nối que đo của đồng hồ với bóng LED theo phương pháp đo thuận sao, cho que đo hơi chếch về phía trước   
- Bước 4 : Nếu đèn LED hoạt động tốt nó sẽ phát sáng, nếu LED không sáng đi-ốt hỏng   
- Bước 5 : Không thể thực hiện các phép kiểm tra phân cực ngược với đèn LED vì nó không hoạt động trong điều kiện phân cực ngược  

Cách kiểm tra Diode Zener bằng đồng hồ vạn năng

Kiểm tra diode zener bằng VOM 

Khác với Đi-ốt thông thường, đi-ốt Zener còn gọi là đi-ốt ổn áp là một loại điốt bán dẫn làm việc ở chế độ phân cực ngược trên vùng điện áp đánh thủng và chỉ hoạt động trong quá trình phân cực ngược. Do đó, khi thực hiện phép đo bạn cần phải nối cho nó một mạch bổ sung 

- Bước 1 : Xác định cực dương và cực âm của điốt Zener (có thể nhận dạng nó như một điốt thông thường)   
- Bước 2 : Kết nối với mạch thử nghiệm như trong hình   
- Bước 3 : Xoay núm điều chỉnh đến chế độ đo điện áp   
- Bước 4 : Kết nối que đo với điốt Zener như trong hình    
- Bước 5 : Từ từ tăng nguồn điện đầu vào cho diode và quan sát giá trị điện áp trên màn hình đồng hồ. Tiếp tục tăng điện áp và quan sát đồng hồ cho đến khi bằng điện áp đánh thủng của diode. Khi đó, giá trị điện áp hiển thị trên đồng hồ sẽ không tăng nữa mà giữ nguyên ở mức điện áp đánh thủng của đi-ốt dù ta có liên tục tăng điện áp đầu vào. Nếu điều này xảy ra, chứng tỏ diode của bạn đang hoạt động tốt 

Giả sử, nếu chúng ta áp một điện áp 12V vào đi-ốt Zener (điện áp đánh thủng là 6V) từ pin thông qua một điện trở; nếu đồng hồ vạn năng phải hiển thị số đọc xấp xỉ bằng 6V thì diode Zener hoạt động bình thường 

Nguồn: electronicshub