Tìm hiểu về an toàn điện và 7+ tác nhân gây tai nạn điện

12/Th02/2020 By Lidinco Ff 3907 view
Mục Lục
Mục Lục

Điện có thể giết chết hoặc làm tổn thương nghiêm trọng đến con người và gây thiệt hại nặng nề đến tài sản. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản, khi làm việc gần thiết bị điện và khu vực có nhiều mạng lưới điện để giảm đáng kể nguy cơ thương tích cho bạn, công nhân và những người khác xung quanh. Những biện pháp phòng tránh này gọi chung là an toàn điện, trong bài viết này mời các bạn tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích về an toàn điện để giúp bảo vệ bản thân mình nhé    

Tìm hiểu về an toàn điện - An toàn điện là gì?

An toàn điện là một chuỗi các biện pháp hoặc cách xử lý ứng phó để hạn chế tối đa các tại nạn do điện gây ra. Nó giúp con người tránh khỏi các tổn thương như điện giật, bỏng, tổn thương nội tạng..    

Những quy tắc an toàn điện

Quy trình an toàn điện khi sửa chữa điện

Khi tiến hành sửa chữa điện, để đảm bảo an toàn cho người trực tiếp sửa chữa hãy luôn đảm bảo làm đúng theo các bước sau    

1. Ngắt điện: Việc tốt nhất cần làm đó chính là cúp CB để đảm bảo trong mạch không còn điện để có thể thao tác dễ dàng và an toàn nhất     
2. Treo biển báo: Một biển báo "Cấm mở điện" hay một biển cảnh báo tương tự là vô cùng cần thiết vì chắc hẳn không ai biết bạn đang sửa điện nếu họ không thấy bạn     
3. Nếu bảng cấp điện nằm quá xa so với tầm mắt của người sửa chữa tốt nhất nên cử một người giám sát để tránh tình huống vô tình mở CB. Nếu không có người giám sát nên tìm cách khóa CB, MCCB đã ngắt điện (dùng chốt, ổ khóa, băng keo, giấy dán...) hoặc tốt nhất là khóa tủ điện nếu cần thiết     
4. Xả điện thiết bị điện - đường dây điện cần sửa chữa: vì có thể trong đường dây hoặc thiết bị điện sẽ có các tụ điện, các tụ điện này vẫn chưa xả điện kịp và có khả năng gây giật điện     
5. Cách ly nguồn vào để có thể đảm bảo an toàn điện hoàn toàn    

Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

1. Đảm bảo rằng người lao động phải biết phương thức vận hành của máy trước khi sử dụng     
2. Hãy đảm bảo rằng dây cắm đủ dài. Kiểm tra xem các ổ cắm có bị quá tải hay không bằng các bộ điều hợp, sử dụng ổ điện có dây cắm ngắn và nối tiếp nhiều ổ với nhau có khả năng gây ra hỏa hoạn     
3. Sắp xếp đường dây điện gọn gàng vừa tránh tai nạn vừa tránh các nguy hiểm do điện gây nên     
4. Tắt và rút phích cắm các thiết bị điện khi vệ sinh hoặc kiểm tra chúng     
5. Chắc chắn12 những người đang làm việc với điện đều phải có đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết để làm việc đó. Đấu dây không đúng cách có thể gây nguy hiểm và dẫn đến tai nạn nghiêm trọng     
6. Ngừng sử dụng thiết bị ngay lập tức nếu nó bị lỗi và đưa ngay đến trung tâm sửa chữa     
7. Đảm bảo mọi thiết bị điện được tặng, do nhân viên mang đến công ty, thuê hoặc mượn đều không có lỗi và phải sử dụng được     
8. Không để trẻ em chơi gần hoặc leo trèo xung quanh hàng rào của một trạm biến áp     
9. Không sử dụng các loại máy bay điều khiển hoặc thả diều gần các đường dây điện     
10. Không sử dụng thiết bị điện ở các khu vực ẩm ướt     
11. Mang giày, dép cao su, giày bảo hộ khi tiếp xúc với ổ điện hoặc đi trong nhà máy để tránh các ảnh hưởng do rò rỉ điện gây ra    

Một số tiêu chuẩn an toàn điện

TCVN 2295 -78    Tủ điện của thiết bị phân phối trọn bộ và của trạm biến áp trọn bộ – Yêu cầu an toàn    
TCVN 2329-78    Vật liệu cách điện rắn – Phương pháp thử –  Điều kiện tiêu chuẩn của môi trường xung quanh và việc chuẩn bị mẫu    
TCVN 2330 – 78    Vật liệu cách điện rắn – Phương pháp xác định độ bền điện với điện áp xoay chiều tần số công nghiệp    
TCVN 2572 – 78    Biển báo về an toàn điện    
TCVN 3144 – 79    Sản phẩm kỹ thuật điện – Yêu cầu chung về an toàn    
TCVN 3145-79    Khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp đến 1000V – Yêu cầu an toàn    
TCVN 3259 – 1992    Máy biến áp và cuộn kháng điện lưc – Yêu cầu an toàn    
TCVN 3620-1992    Máy điện quay – Yêu cầu an toàn    
TCVN 3623 – 81    Khí cụ điện chuyển mạch điện áp đến 1000V – Yêu cầu kỹ thuật chung    
TCVN 3718-82    Trường điện tần số Ra-đi-ô. Yêu cầu chung về an toàn    
TCVN 4086-85    An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung    
TCVN 4114-85    Thiết bị kỹ thuật điện có điện áp lớn hơn 1000V Yêu cầu an toàn    
TCVN 4115 – 85    Thiết bị ngắt điện bảo vệ người dùng ở các máy và dụng cụ điện di động có điện áp đến 1000 V – Yêu cầu kỹ thuật chung    
TCVN 4163-85    Máy điện cầm tay – Yêu cầu an toàn    
TCVN 4726 – 89    Kỹ thuật an toàn Máy cắt kim loại – Yêu cầu đối với trang bị điện    
TCVN 5180-90 (STBEV 1727-86)     
 
Pa lăng điện – Yêu cầu chung về an toàn    
TCVN 5334-1991    Thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu    
TCVN 5556 – 1991    Qui phạm kỹ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt    
TCVN 5699-1:1998     
 
Thiết bị hạ áp  – Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật    
(IEC 335-1:1991)    An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự    
TCVN 5717 – 1993    Van chống sét    
TCVN 6395-1998    Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt    
TCXD 46:1984    Chống sét cho các công trình xây dựng – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công.    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những ai có nguy cơ bị tại nạn điện?    

Theo một suy nghĩ thông thường chắc hẳn ai củng nghĩ những người thường xuyên tiếp xúc với điện như các kỹ sư, thợ điện tiếp xúc trực tiếp với đường dây là những người dễ gặp các tai nạn về điện nhất. Tuy nhiên điều này là không chính xác, để làm những việc này họ đã được trang bị đầy đủ đồ nghề và kiến thức để xử lý trong mọi tình huống nên nguy cơ là rất thấp    

Những đối tượng thường gặp phải các vấn đề về an toàn điện hàng đầu bao gồm các thợ lắp đặt và sửa chữa điện, các thợ bảo trì hoặc thử nghiệm điện. Ngoài ra, những người gián tiếp làm việc với điện như nhân viên văn phòng hoặc những người đúng ra sửa chữa điện trong gia đình củng nằm trong danh sách này    

 

Một số tác nhân gây ra tai nạn điện

Để đảm bảo được an toàn điện bạn cần phải biết được những tác nhân gây ra chúng, hãy đọc và đề phòng chúng để tránh gây ra những hậu quả do thiếu hiểu biết nhé    

<1. Đường dây điện cao thế 
 

Các đường dây điện cao thế truyền tải một dòng điện với điện áp cao có thể gây ra điện giật và bỏng nặng cho công nhân. Hãy duy trì khoảng cách tối thiểu 3m đối với đường dây điện trên không. Tiến hành khảo sát các địa điểm để đảm bảo không có gì lưu trữ ngay bên dưới. Ngoài ra, các rào cản và biển báo an toàn phải được lắp đặt để cảnh báo nhân công không sử dụng điện gần để để tránh gây nguy hiểm    

2. Thiết bị và dụng cụ hư hỏng

Làm việc với các dụng cụ và thiết bị điện bị hư hỏng luôn tiềm ẩn những rủi rõ lớn. Không sửa chữa bất cứ thứ gì trừ khi bạn có đủ điều kiện làm việc đó. Kiểm tra kỹ lưỡng các vết nứt, vết cắt hoặc mài mòn trên dây cáp hoặc dây điện. Trong trường hợp có bất kỹ lỗi nào hãy sửa chữa hoặc thay thế chúng để đảm bảo điện không bị rò rỉ. Thực hiện quy trình Lock Out Tag Out để đảm bảo an toàn khi kiểm tra và bảo trì máy móc    

3. Mạch không đủ dây và quá tải

Rủi ro này thường gặp trong các hộ gia đình và chủ yếu xảy ra do việc chọn sai loại dây dẫn. Việc sử dụng loại dây điện có kích thước, số lõi không phù hợp cho dòng điện đi qua có thể gây hỏa hoạn. Nên chọn loại dây phù hợp với hoạt động tải điện để làm việc. Sử dụng các loại dây lớn cho các ứng dụng cần tải một lượng lớn điện. Ngoài ra, không nên sử dụng ổ cắm một cách quá tải và thực hiện các bước đánh giá hỏa hoạn thường xuyên để xác định các khu vực có nguy cơ cháy và tìm ra các đường dây xấu    

4. Các bộ phận tiếp xúc điện

Một số ví dụ về các bộ phận tiếp xúc điện như chuôi bóng đèn, các loại đầu dây cắm, ổ cắm và các dây điện tách rời chưa sử dụng. Tưởng chừng như vô hại nhưng đây củng là nguy cơ tiềm tàng gây ra sốc và bỏng tiềm năng. Bảo vệ các vật dụng này với cơ chế bảo vệ thích hợp và luôn kiểm tra các bộ phận tiếp xúc để có thể sửa chữa ngay lập tức    

5. Nối đất không đúng cách

Chuẩn vi phạm điện OSHA là nguyên nhân phổ biến nhất trong việc kiểm tra nối đất không đúng cách của thiết bị. Việc nối đất đúng cách giúp loại bỏ những điện áp không mong muốn và giảm nguy cơ bị điện giật. Không bao giờ tháo các chân nối đất bằng kim loại vì tại đó điện áp tích tụ có thể gây nguy hiểm    

6. Cách điện bị hư hỏng

Khiếm khuyết hoặc cách điện không đủ luôn tạo ra một mối nguy hiểm. Hãy nhận biết các khu vực cách điện bị hư hỏng và báo cáo nó ngay lập tức để có những biện pháp sửa chữa. Tắt tất cả các nguồn điện trước khi thay thế cách điện để tránh bị hư hỏng và không cố gắng che chúng bằng băng keo điện    

7. Điều kiện ẩm ướt

Không bao giờ vận hành thiết bị điện ở những nơi âm ướt. Nước làm tăng đáng kể nguy cơ bị điện giật, đặc biệt là nếu thiết bị có lớp cách điện bị hỏng. Để kiểm tra thiết bị điện bị ẩm ướt hãy đảm bảo đó là người thợ có kinh nghiệm để hạn chế tối đa các rủi ro    

Hãy biết giới hạn của bản thân ở đâu và thực hành an toàn điện tốt nhất để tránh các nguy cơ bị thương hoặc tử vong do điện gây ra. An toàn hơn khi làm việc trong phạm vi chuyên môn của bạn thay vì nhận rủi ro khi làm những việc mà bạn không biết chắc. Nếu bạn không tự tin trong công việc sửa chữa của mình hãy nhờ sợ giúp đỡ của các thợ sửa chữa    

Đừng dựa vào trí nhớ, hãy lập danh sách kiểm tra các thiết bị một cách định kỳ nhất là ở những xưởng sản xuất. Danh sách kiểm tra là một công cụ mạnh mẽ đóng vai trò hướng dẫn để thực hiện công việc gần các thiết bị điện một cách an toàn hơn    

 

Có thể bạn quan tâm