Tìm hiểu A-Z về quan trắc nước thải, nước mặt - Nên đọc!

30/Th05/2024 By User Admin 322 view
Mục Lục
Mục Lục

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng có nhiều chuyển biến tiêu cực do tác động của ô nhiễm môi trường và gây các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt là ở những khu công nghiệp và các thành phố nơi tập trung dân cư đông đúc    

Để bảo vệ sức khỏe người dân, quan trắc chất lượng nước được xem là một công việc quan trọng cần được ưu tiên để xác định được độ an toàn của nước sinh hoạt, độ ôn nhiễm của nước thải. Từ đó, sẽ có những hành động xử lý kịp thời. Trong bài viết này, hãy cùng Lidinco tìm hiểu quan trắc môi trường nước là gì một cách tổng quan nhất      

Quan trắc môi trường nước là gì?  

Quan trắc môi trường nước là việc sử dụng các loại máy móc, thiết bị để đo lường các đặc tính hóa học, vật lý và sinh học của nước. Từ kết quả đo bạn có thể biết nguồn nước đang thử nghiệm có đang bị ô nhiễm, nhiễm độc hoặc có lượng vi khuẩn vượt ngưỡng gây hại cho sức khỏe hay không  

Quy trình quan trắc nước sẽ được kiểm tra định kỳ theo tuần, tháng hoặc quý tùy vào điều kiện cụ thể và các quy định của chính phủ, Lidinco sẽ đề cập thêm bên dưới  

Quan trắc môi trường nước thường được chia thành 02 hạng mục kiểm tra chính là nước mặt và nước thải. Hãy cùng Lidinco sẽ đề cập thêm bên dưới 

a. Quan trắc môi trường nước mặt

nuoc-mat-surface-water


 

Nước mặt là tên gọi chung của các dòng nước mà ta có thể dễ dàng nhìn được bằng mắt thường như nước ở đại dương, sông, suối, ao, hồ… mà không cần sử dụng các biện phép can thiệp như khoan, đào xuống sâu bên dưới.  Đây là loại nước đóng vai trò quan trọng với con người và thú vật hệ sinh thái trên cạn    

Mục tiêu của quan trắc môi trường nước mặt    

  • Cho phép bạn đánh giá được tình trạng chung chất lượng nước ở một địa phương hoặc khu vực bất kỳ     
  • Cho biết nước ở các khu vực này có phù hợp hợp với các tiêu chuẩn cho phép hay không     
  • Đánh giá được tình trạng của nước thay đổi theo thời gian để có những biện pháp xử lý kịp thời     
  • Dự đoán được các sự kiện ô nhiễm nước nhờ vào các thay đổi về chất lượng trong quá trình kiểm tra     
  • Kiểm tra theo yêu cầu của các đơn vị quản lý địa phương, trung ương.    

Tần suất đo    

01 lần/tuần đối với quan trắc nền và 01 lần/quý đối với quan trắc tác động

b. Quan trắc môi trường nước thải

quan-trac-moi-truong-nuoc-thai


 

Nước thải là tên gọi chung của nguồn nước đã qua sử dụng khiến nước bị biến đổi các đặc tính về vật lý, hóa học, sinh học… Có 2 nguồn nước thải chính cần được kiểm tra định kỳ là nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp    

Mục tiêu của quan trắc môi trường nước thải    

  • Giúp kiểm tra mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải để có biện pháp xử lý phù hợp     
  • Kiểm tra tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu vực công xưởng, nhà máy sản xuất. Đánh giá tiêu chuẩn nước thải và cung cấp số liệu cho các cơ quan quản lý môi trường     
  • Làm báo cáo tình trạng nguồn nước     
  • Giúp cảnh báo sớm các ô nhiễm nặng nguồn nước ở các khu công nghiệp    

Tần suất đo    

Theo điểm b khoản 3 Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, tần suất kiểm tra nước thải như sau    

- Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục: kiểm tra định kỳ là 03 tháng/lần trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và 06 tháng/lần đối với trường hợp còn lại.    

- Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ:      

  • 01 trường hợp hoạt động thời vụ ít hơn 03 tháng
  • 02 trường hợp hoạt động thời vụ dài từ 03 tháng đến 06 tháng;
  • 03 trường hợp hoạt động thời vụ dài từ 06 tháng đến dưới 09 tháng;
  • 04 trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 09 tháng;

- Đối với việc kiểm tra hàm lượng chất bảo vệ thực vật như phốt pho hữu cơ, clo hữu cơ, Dioxin, tổng Polychlorinated Biphenyl (PCB), Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (nếu có) sẽ diễn ra 01 năm/lần

Tại sao cần phải quan trắc môi trường nước  

  • Giúp xác định được liệu nguồn nước đang kiểm tra có đáp ứng được nhu cầu sử dụng ví dụ nước có đủ sạch để bơi lội, câu cá, để uống… hoặc có đủ để đáp ứng cho hệ sinh thái cá, côn trùng, thủy sinh… xung quanh hay không     
  • Giúp xác định chính xác chất nào đang gây ô nhiễm? Nguồn gây ô nhiễm từ đâu? Quan trắc nước sẽ giúp bạn biết chính xác các vấn đề này từ đó có thể tìm và giải quyết chính xác nguồn ô nhiễm     
  • Sàng lọc sự tăng hoặc suy giảm của một hoặc nhiều thành phần có trong nước, các thành phần hóa học này có thể đóng vai trò cảnh báo sớm các vấn đề ô nhiễm tiềm ẩn     
  • Giúp xác định đường tình trạng nước hiện tại và xác định xu hướng thay đổi chất lượng nước trong tương lai     
  • Chủ động ứng phó tốt với các tình huống như tràn dầu, lũ lụt…

Thông số đánh giá chất lượng nước

Thông số vật lý cảm quanGiá trị pH, Độ đục, Màu sắc, Mùi, Vị và Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

Thông số chung 

(Không chấp nhận ở nồng độ cao)

Nhôm (Al), Amoniac (NH 4 ), Bari (Ba), Boron (B), Canxi (Ca), Clo dư tự do, Clorua (Cl), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Florua (F), Sắt (Fe), Magiê (Mg), Nitrat (NO 3 ), Hợp chất phenol (C 6 H 5 OH), Selen (Se) và Bạc (Ag), Sunfua (H 2 S), Sunfat (SO 4 ), Độ kiềm tổng như CaCO 3 , Chất tẩy rửa anion, Dầu khoáng và Độ cứng tổng (CaCO 3 )
Thông số liên quan chất độc hạiCadmium (Cd), Cyanide (CN), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg), Molypden (Mo), Niken (Ni), Thuốc trừ sâu, Biphenyl polyclo hóa, Hydro thơm đa nhân, Asen (As), Tổng crom (Cr), Trihalomethane: a) Bromoform, b) Dibromochloromethane, c) Bromodichloromethane, d) Chloroform
Thông số liên quan chất phát xạHoạt độ phát xạ alpha và Hoạt độ phát xạ beta
Dư lượng thuốc trừ sâu và phương pháp thử nghiệmAlachlor, Atrazine, Aldrin hoặc Dieldrin, Alpha HCH, Beta HCH, Butachlor, Chlorpyriphos, Delta HCH, 2,4- Axit Dichlorophenoxyacetic, DDT, Endosulfan (alpha, beta và sulphate), Ethion Gamma, Isoproturon, Malathion, Methyl parathion, Monocrotophos Phorate, Chất lượng vi khuẩn của nước uống
a) E. coli hoặc vi khuẩn coliform chịu nhiệt
b) Tổng số vi khuẩn coliform

 

Hệ thống quan trắc nước thải tự động gồm

he-thong-quan-trac-nuoc-thai

 

Hệ thống quan trắc nước thải tự động là giải pháp tiên tiến giúp theo dõi, đánh giá chất lượng nước thải liên tục và hiệu quả. Hệ thống này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các nhà máy, khu công nghiệp và cơ quan quản lý môi trường:

  • Thiết bị giám sát lưu lượng nước thải: Theo dõi chính xác lượng nước thải được xả thải trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Cảm biến giám sát thành phần nước thải: Đo lường các chỉ số quan trọng như pH, BOD, COD, TSS, NH4+,... để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải.
  • Bộ lấy mẫu và lưu mẫu tự động: Thu thập mẫu nước thải định kỳ hoặc khi có biến động bất thường để phân tích chi tiết trong phòng thí nghiệm.
  • Thiết bị truyền nhận dữ liệu: Truyền tải dữ liệu đo lường theo thời gian thực về trung tâm giám sát để theo dõi và xử lý kịp thời.
  • Hệ thống tủ điện, nhà trạm: Đảm bảo nguồn điện và bảo vệ các thiết bị trong hệ thống hoạt động ổn định.

Khái niệm về quan trắc online

Quan trắc online thường dùng để chỉ các quá trình quan trắc môi trường tự động, phương pháp này sẽ dùng các thiết bị hiện đại để theo dõi, để kiểm tra thông số môi trường nước mặt và nước thải một cách tự động. Hệ thống này mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với phương pháp quan trắc truyền thống

may-do-chat-luong-nuoc-oceanus-oc-wt900-5s.jpg
may-phan-tich-phot-pho-tong-oceanus-oc-yzl.jpg
inmotion-kf-flex.jpg

Máy đo chất lượng nước Oceanus OC-WT900-5S

Máy phân tích phốt-pho tổng Oceanus OC-YZLMáy phân tích chất lượng nước InMotion KF C30SX 10ml

 

Mua máy quan trắc nước thải ở đâu?

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp thiết bị đo lường và phân tích, Lidinco đang phân phối đa dạng dòng máy quan trắc nước như máy đo pH, độ độ cứng, độ dẫn điện… đến từ nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới như Hannah Instrument, Oceanus, InMotion... Bạn có thể liên hệ cho chúng tôi để chọn được những sản phẩm phù hợp với mức giá tốt nhất

Nếu bạn còn đang băng khoăng chưa biết chọn mua loại thiết bị nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình, bạn có thể liên hệ ngay cho Lidinco theo thông tin bên dưới. Đội ngũ kỹ sư tư vấn của Lidinco sẵn sàng hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí, tư vấn đúng sản phẩm phù hợp với ứng dụng của bạn nhờ vào kinh nghiệm thực tiễn và sự hỗ trợ từ đội ngũ kỹ sư cấp cao từ chính các nhà sản xuất

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
HCM: 028.39778269 - 028.36016797 - Zalo 0906.988.447
Skype:  Lidinco - Email: sales@lidinco.com
Bắc Ninh: 0222.7300180 - Email: bn@lidinco.com

Tham khảo thêm

Thiết kế chương trình giám sát chất lượng nước cơ bản

Xác định mục đích của việc giám sát chất lượng là bước đầu tiên cũng là quan trọng nhất. Việc nắm rõ mục tiêu sẽ giúp bạn quy hoạch được những thông số cần theo dõi. Ban chỉ đạo giám sát kế hoạch nên đưa ra quyết định theo các đầu mục sau

Các loại vấn đề về chất lượng nước và nguồn ô nhiễm có thể gặp phải (Bảng 5.1)

  • Chi phí đầu tư cho kế hoạch quan trắc môi trường nước
  • Hệ thống quan trắc hiện có
  • Độ chính xác của thiết bị giám sát
  • Năng lực của đội ngũ tình nguyện viên
Nguồn nướcCác chất ô nhiễm liên quan
Đất trồng trọtĐộ đục, phôt pho, nitrat, nhiệt độ, tổng chất rắn
Khai thác lâm sảnĐộ đục, nhiệt độ, tổng chất rắn
Đất chăn thả gia súc, gia cầmVi khuẩn trong phân, độ đục, phốt pho, nitrat, nhiệt độ
Thải công nghiệpNhiệt độ, độ dẫn điện, tổng chất rắn, chất độc, pH
Khai thác mỏpH, độ kiềm, tổng chất rắn hòa tan
Hệ thống tự hoạiVi khuẩn trong phân (Ví dụ: Escherichia coli, enterococcis), nitrat, phôt pho, oxy hòa tan/nhu cầu oxy sinh hóa, độ dẫn điện, nhiệt độ
Hệ thống xử lý nước thảiOxy hòa tan và oxy sinh hóa, độ đục, độ dẫn điện, phôt pho, nitrat, vi khuẩn trong phân, nhiệt độ, tổng chất rắn, pH
Thi công công trìnhĐộ đục, nhiệt độ, oxy hòa tan và oxy sinh hóa, tổng chất rắn, chất độc
Dòng chảy đô thịĐộ đục, phôt pho, nitrat, nhiệt độ, độ dẫn điện, oxy hòa tan và nhu cầu oxy sinh hóa

Một số trường hợp tiếp xúc với các chất độc hại như kim loại nặng và hóa chất hữu cơ như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, dung môi… sẽ khiến các tình nguyên viên e ngại (nếu kinh phí đầu tư thấp). Tuy nhiên, trong các điều kiện cơ bản khác họ hầu như có thể thu thập các mẫu nước một cách dễ dàng

Các thông số cơ bản mà các tình nguyện viên có thể theo dõi sẽ bao gồm dòng chảy, oxy hòa tan, nhu cầu oxy sinh hóa, pH, nhiệt độ, độ đục, photpho, nitrat, tổng chất rắn, độ dẫn diện, tổng độ kiềm và vi khuẩn trong phân. Đây gần như là các yếu tố cơ bản và cốt lõi nhất của quá trình quan trắc nước

Các dụng cụ đo giá rẻ thường dễ sử dụng và phù hợp cho các kế hoạch kiểm tra cơ bản này. Các máy đo và thiết bị phòng thí nghiệm phức tạp có độ chính xác cao hơn nhưng độ linh hoạt lại kém hơn (ví dụ không thể kiểm tra trực tiếp tại hiện trường, cần phải hiệu chuẩn định kỳ khi sử dụng)

Chương trình đo cơ bản này sẽ ưu tiên việc kiểm tra đơn giản nên sẽ sử dụng từng thiết bị đo riêng lẻ để đo từng thông số cụ thể. Bảng bên dưới liệt kê các phương pháp có sẵn để đo các thông số chính, bao gồm địa điểm thử nghiệm để đạt hiệu quả tối ưu (phòng thí nghiệm hoặc hiện trường)

Cân nhắc chung về chuẩn bị mẫu

Về chuẩn bị mẫu sẽ có hai nhiệm vụ chung cần được thực hiện bất cứ khi nào lấy mẫu nước. Những điều này sẽ được thảo luận dưới đây.

Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị thùng chứa mẫu

Các vật chứa mẫu và dụng cụ thủy tinh đã sử dụng lại phải được làm sạch và rửa sạch trước lần lấy mẫu đầu tiên và sau mỗi lần lấy mẫu theo có thể theo Phương pháp A hoặc Phương pháp B (được đề cập bên dưới). Bạn có thể chọn phương pháp phù hợp nhất phụ thuộc vào thông số được đo.

Phương pháp A: Quy trình chuẩn bị chung phù hợp với đa số

Phù hợp cho quá trình kiểm tra độ dẫn điện, tổng lượng chất rắn, độ đục, độ pH và tổng kiềm. Phương pháp này yêu cầu người thực hiện đeo găng tay cao su khi tiền hành để chuẩn bị mẫu vật và các dụng cụ thủy tinh

Bước 1: Rửa từng chai mẫu, ống nghiệm, dụng cụ thủy tinh bằng bàn chải và chất tẩy không chứa photphat.

Bước 2: Rửa ba lần bằng nước lạnh (nước máy)

Bước 3: Rửa ba lần bằng nước cất hoặc nước đã khử ion.

Phương pháp B: Quy trình rửa sạch vật chứa bằng acid

Phù hợp cho quá trình kiểm tra nitrat và phốt pho. Phương pháp này yêu cầu người thực hiện đeo găng tay cao su khi tiền hành để chuẩn bị mẫu vật và các dụng cụ thủy tinh

Bước 1: Rửa từng chai mẫu, ống nghiệm, dụng cụ thủy tinh bằng bàn chải và chất tẩy không chứa photphat.

Bước 2: Rửa ba lần bằng nước lạnh (nước máy)

Bước 3: Rửa sạch bằng axit clohydric 10%.

Bước 4: Rửa sạch ba lần bằng nước khử ion.

Nhiệm vụ 2: Thu thập mẫu

Lưu ý quan trọng nhất trong quá trình lấy mẫu đó là bạn cần lẫu được mẫu nước ở dòng chính (Tuyệt đối không được lấy mẫu ở khu vực nước đọng). Các dòng chảy bên ngoài của suối thường là nơi thích để lấy mẫu vì dòng chính có xu hướng ôm lấy bờ

Ở các khu vực nước nông, để lấy mẫu hiệu quả nhất hãy cần thận di chuyển vào trung tâm vùng nước. Đối với các khu vực sâu, bạn có thể cần thuyền hoặc xuồng để tiến vào giữa dòng chính để lấy mẫu nước 

Nói chung, lấy mẫu ở xa bờ suối trong dòng chính. Không bao giờ lấy mẫu nước đọng. Đường cong bên ngoài 
Khi lấy mẫu nước để phân tích tại hiện trường hoặc tại phòng thí nghiệm, hãy làm theo các bước dưới đây.

Đối với túi Whirl-pak

tui-whirl-pak

 

Túi Whirl-pak còn gọi là túi lấy mẫu sử dụng một lần là loại túi chuyên dụng để lấy các mẫu thử, rất dễ dàng để sử dụng theo các bước dưới đây

Bước 1: Dán nhãn túi bao gồm các thông tin số địa điểm, ngày và giờ lấy mẫu

Bước 2: Xé phần trên của túi dọc theo lỗ thủng ở trên mấu dây ngay trước khi lấy mẫu). Tránh chạm vào bên trong túi. Nếu bạn vô tình chạm vào bên trong túi, hãy sử dụng túi khác.

Bước 3: Nếu lội nước đến khu vực lấy mẫu, cố gắng đi nhẹ nhàng, cố gắng không làm xáo trộn trầm tích đáy ở khu vực lấy mẫu. Trong mọi trường hợp, cẩn thận không thu thập nước có chứa trầm tích đáy. Đứng quay mặt về phía thượng nguồn để lấy mẫu

Bước 4: Nếu bạn đi thuyền, cẩn thận với tay qua mạn thuyền và lấy mẫu nước ở phía thượng nguồn của thuyền.

Bước 5: Cẩn thận kéo hai tab trên miệng túi để kéo miệng túi ra, hướng miệng túi về phía ngược dòng để nước chảy vào. Khi lấy mẫu nhớ để túi cách xa cơ thể

Bước 6: Nhấc túi lên khỏi nước, đổ nước thừa ra ngoài chỉ giữ lại ¾ nước trong túi. Giữ hai mấu dây ở hai đầu túi và xoay vòng túi 3 - 4 vòng để bịt kín túi. Sau khi đã làm kín, xoắn hai đầu dây túi lại để cố định.

Bước 7: Đây là bước quan trọng nhất, bạn cần dán nhãn túi, địa điểm, bảng dữ liệu hiện trường để các điều phối viên phòng thí nghiệm nhận biết các mẫu được lấy ở khu vực nào.

Bước 8: Nếu cần đưa mẫu đến phòng thí nghiệm để phân tích. Bảo quản mẫu trong thùng mát được làm lạnh bằng đá hoặc túi lạnh trước khi vận chuyển đến 

Đối với chai có nắp vặn

Đối với việc lấy mẫu nước bằng chai có nắp vặn hãy áp dụng theo quy trình bên dưới. 

Để thu thập mẫu nước bằng chai đựng mẫu có nắp vặn, hãy áp dụng quy trình sau. Tình nguyện viên nên lấy mẫu theo dòng nước chảy, hướng mặt về phía thượng nguồn. Xoay chai theo dòng nước và múc theo hướng ngược dòng

Bước 1: Dán nhãn chai bao gồm các thông tin số địa điểm, ngày và giờ lấy mẫu

Bước 2: Tháo nắp chai để lấy mẫu nước. Lưu ý không chạm tay vào bên trong chai hoặc nắp. Nếu bạn vô tình chạm vào bên trong chai, hãy sử dụng chai khác

Bước 3: Nếu lội nước đến khu vực lấy mẫu, cố gắng đi nhẹ nhàng, cố gắng không làm xáo trộn trầm tích đáy ở khu vực lấy mẫu. Trong mọi trường hợp, cẩn thận không thu thập nước có chứa trầm tích đáy. Đứng quay mặt về phía thượng nguồn để lấy mẫu. Bạn cũng có thể dán chai của mình vào cột mở rộng để lấy mẫu từ vùng nước sâu hơn.

Bước 4: Nếu bạn đi thuyền, cẩn thận với tay qua mạn thuyền và lấy mẫu nước ở phía thượng nguồn của thuyền

Bước 5: Tay cầm gần phần đế chai và nhúng chai xuống dưới mặt nước. Nếu bạn đang sử dụng cột nối dài, tháo nắp, lật ngược chai và nhúng chai xuống nước, hướng ngược dòng nước. Thu thập mẫu nước ở độ sâu 20 đến 30 cm bên dưới mặt nước hoặc ở giữa bề mặt và đáy đối với các khu vực nông

Bước 6: Xoay chai dưới nước vào dòng chảy nhớ để chai cách xa bạn. Khi dòng nước chảy chậm, hãy đẩy chai xuống dưới bề mặt và cách xa bạn theo hướng ngược dòng.

Bước 7: Chừa một khoảng trống khoảng 2 - 3cm (ngoại trừ mẫu DO và BOD). Lưu ý không đổ đầy chai (để có thể lắc mẫu ngay trước khi phân tích), tiến hành đậy nắp chai cẩn thận không chạm tay vào trong

Bước 8: Đây là bước quan trọng nhất, bạn cần dán nhãn chai, địa điểm, bảng dữ liệu hiện trường để các điều phối viên phòng thí nghiệm nhận biết các mẫu được lấy ở khu vực nào.

Bước 9: Nếu cần đưa mẫu đến phòng thí nghiệm để phân tích. Bảo quản mẫu trong thùng mát được làm lạnh bằng đá hoặc túi lạnh trước khi vận chuyển đến