Top 5 ​Máy kiểm tra độ cứng thông dụng

04/Sep/2016 By Lidinco Ff 3831 view
Mục Lục
Mục Lục

Trong các yếu tố cấu thành nên mọi vật dụng, độ cứng là một trong những yếu tố quan trọng và được quan tâm nhất. Bạn sẽ muốn một chiếc gối cao su mềm mại để có giấc ngủ tốt nhất hoặc một cây búa có độ cứng cao có thể làm việc bền bỉ lâu dài.

Để đo được độ cứng của vật dụng trước khi sản xuất hoặc khi xuất xưởng, máy đo độ cứng là một thiết bị không thể thiếu. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Lidinco tìm hiểu về máy đo độ cứng, ứng dụng và những dòng máy đo nào chất lượng phù hợp với nhu cầu của bạn nhất

Máy đo độ cứng là gì?

Máy đo độ cứng (Hardness Testing) là loại thiết bị được sử dụng để kiểm tra độ cứng của vật mẫu bằng cách tính toán vết lõm tạo ra trên bề mặt của chúng khi tác động bằng lực xác định

Để làm được điều này, các máy đo độ cứng thường được trang bị các mũi kiểm tra bằng bi thép, cacbua, mũi chóp kim cương... trên bộ phận thử nghiệm của máy. Loại đầu test cần phải được chọn phù hợp với phương pháp và mẫu cần kiểm tra

Để kiểm tra độ cứng của từng vật liệu khác nhau ta cần phải có những phép đo riêng biệt, dưới đây là những phép đo độ cứng cơ bản và ứng dụng của chúng

Máy đo độ cứng Vickers-Knoop Mitutoyo HM210.HM220

Có những loại độ cứng nào?

Đo độ cứng Rockwell: sử dụng đầu thử nghiệm là một viên bi thép hoặc một viên kim cương hình nón (được gọi là brale) để đo độ cứng, bằng cách tác động lực và xác định độ sâu của vết lõm gây ra trên bề mặt vật mẫu dưới một tải trọng đã cài đặt sẵn. Các máy đo độ cứng theo phương pháp Rockwell thường được ứng dụng để đo độ cứng kim loại, thép chịu lực

Đo độ cứng Vickers: phương pháp này sử dụng một đầu một đầu chóp kim cương hình vuông, phần đầu có thể thụt vào trong. Độ cứng được tính bằng tải trọng chia cho tích độ dài đường chéo của hình vuông, thường sử dụng để đo các vật liệu rất cứng, dạng tấm mỏng hoặc vật liệu nhỏ

Độ cứng Shore: thường được ứng dụng để đo độ đàn hồi của các vật liệu cứng. Phương pháp kiểm tra của máy đo độ cứng Shore là sử dụng một chiếc búa có đầu kim cương thả rơi từ một vị trí xác định, độ cứng được xác định bằng cách tính chiều cao mà búa bật ngược lên sau khi tiếp xúc với vật mẫu cần đo. Vật liệu càng cứng, búa bật càng cao

Đo độ cứng Brinell: sử dụng bi thép hoặc cacbua để tác dụng lục và xác định dựa trên vết lõm dưới kính hiển vi. Thường áp dụng cho các vật rèn, đúc có kích thước lớn và yêu cầu độ chính xác không quá cao như gang hoặc bột kim loại

Đo độ cứng Knoop: ứng dụng tương tự như phương pháp đo Vickers

Máy đo độ cứng Oceanus HVS-1000 1000gf

Phân loại máy đo độ cứng

a. Loại cầm tay

Là thiết bị đo độ cứng có kích thước nhỏ gọn phù hợp cho các yêu cầu đo nhanh, không cần độ chính xác rất cao như các công việc nghiên cứu vật liệu. Loại máy này sẽ bao gồm 2 bộ phận chính

- Phân thân máy: thân máy là nơi tích hợp các phím chức năng của loại máy đo cầm tay nhỏ gọn này. Một số chức năng cơ bản có thể kể đến như là chuyển đổi giữa các thang đo, chuyển đổi giữa những loại phép đo khác nhau, khả năng ghi dữ liệu, chức năng chọn loại vật liệu cần đo như thép, kẽm, gang... và một sô chức năng khác tùy theo giá trị của máy

- Đầu đo: đầu đo bao gồm phần thân chứa lò xo để tác dụng lực lên bề mặt và cảm biến đo có dạng mặt phẳng. Khi đặt cảm biến lên bề mặt cần đo, bạn sẽ nhấn lò xo để tác động lực lên vật cần đo độ cứng, giá trị này sẽ được cảm biến thu lại và truyền về thân máy, đi qua mạch xử lý và hiển thị lên cho người dùng

Ngoài ra cũng có một dạng phổ biến khác với thiết kế khá đơn giản gồm một mặt đồng hồ kim được kết nối dính liền với cảm biến, có kích thước vô cùng nhỏ gọn, thường dùng cho các ứng dụng có yêu cầu không quá cao về độ chính xác

May-do-do-cung-cam-tay

b. Loại để bàn chuyên dụng

Đối với các ứng dụng cần phân tích chuyên sâu thì máy đo độ cứng để bàn là một thiết bị không thể thiếu. Đối với loại này, ngoài các chức năng chuyển thang đo và chọn phép đo cơ bản như ở các dụng cụ cầm tay. Thiết bị cho phép bạn thu thập dữ liệu, tạo các bảng đối sánh phép đo, chọn lực tác động và quan sát sự thay đổi của bề mặt đo, quan sát sự biến dạng của bề mặt theo thời gian thực...

Cấu tạo của máy đo độ cứng để bàn bao gồm đầu đo có thể thay thể được (thay đổi dễ dàng theo từng ứng dụng), hệ thống nâng bằng lo xo có thể điều chỉnh lực, bệ đỡ phôi, hệ thống camera quan sát... và các bộ phận tích hợp khác tùy theo yêu cầu

Các loại máy đo độ cứng phổ biến

Nói về việc đo độ cứng thì hầu như bất cứ ngành nghề nào cũng có những vật dụng cần kiểm tra từ y tế, thủy sản, luyện kim, điện tử... Tùy vào ứng dụng cũng như mục đích sử dụng của từng ngành nghề mà chúng ta có thể phân thiết bị đo này theo tên gọi và ứng dụng riêng để người dùng có thể dễ dàng tiếp cận và lựa chọn thiết bị hơn.

Dưới đây là một số dòng thiết bị đo độ cứng phổ biến được chia theo từng ứng dụng

a. Máy đo độ cứng kim loại

Đo độ cứng của kim loại là ứng dụng phổ biến nhất, hầu hết các máy đo độ cứng đang có mặt trên thị trường hiện nay đều có được tích hợp những tính năng dùng cho việc kiểm tra và phân tích độ cứng của kim loại để kiểm tra xem kim loại có đạt đủ những chỉ tiêu chất lượng như đã đề ra hay không.

Thiết bị đo này có cả ở dạng cầm tay dùng cho những phép đo nhanh và cả những thiết bị để bàn chuyên nghiệp để phân tích độ cứng của thép, đo kim loại theo HRC, gang, hợp kim...

Thương hiệu đề xuất: Mitutoyo, Insize

b. Máy đo độ cứng của đá

Sau kim loại, thì đo độ cứng của đá là ứng dụng phổ biến tiếp theo. Đá thường được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống xung quanh ta từ lót đường, xây dựng, nội thất, đắp đê, trang trí nhà cửa... giúp bảo vệ con người chống lại những tác động của thiên nghiên và làm đẹp môi trường sống

Do vậy, đá luôn chịu những tác động vật lý đến từ môi trường xung quanh khiến chúng dễ bị mài mòn và hư hỏng. Việc đánh giá đúng tình trạng độ cứng và độ chịu tải của đá giúp bạn tìm ra những loại đá thích hợp cho từng ứng dụng khác nhau

Thương hiệu đề xuất: Mitutoyo, Insize

c. Máy đo độ cứng đá quý

Một ứng dụng thường thấy kế đến của máy thử độ cứng đó là kiểm tra độ cứng của các loại đá quý. Như chúng ta đã biết, đá quý là những vật dụng có giá trị rất cao, độ cứng của đá quý sẽ được đặc trưng bởi thành phần chất cấu tạo nên chúng

Độ cứng đá quý có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào lượng tạp chất hoặc các chất khác trong thành phần cấu tạo của chúng. Đo được giá trị độ cứng đá quý, bạn có thể nhận biết sơ bộ được chúng có thành phần như thế nào, có bị pha tạp nhiều không, từ đó có thể định giá chính xác hơn. Thường được sử dụng để kiểm tra các loại đá quý đắt tiền như kim cương, hồng ngọc, pha lê, cẩm thạch...

Thiết bị này thường ở dạng bút đo và được tích hợp thêm hệ thống kiểm tra quang để kiểm tra độ phản xạ của ánh sáng phát ra từ viên đá, giúp bạn có thể kiểm tra đa năng hơn, hạn chế được hiện tượng hàng giả

May-do-do-cung-da-quy.

d. Máy đo độ cứng cao su

Đối với các phép đo độ cứng của cao su và nhựa ta thường sử dụng phương pháp đo độ cứng theo Shore A (cho các cao su hoặc nhựa dẻo) hoặc Shore D (cho các loại nhựa cứng hơn), các phép đo này thường hướng đến đặc tính đàn hồi của sản phẩm như đã đề cập ở phần bên trên

Do đó, nếu bạn cần một máy đo độ cứng dùng cho việc kiểm tra cao su thì có nghĩa bạn đang cần đến máy đo độ cứng chuẩn Shore. Ứng dụng chính là để kiểm tra cao su hoặc các loại nhựa mềm như polyolefins, fluoropolymers, vinyls.

Thương hiệu đề xuất: Mitutoyo, Teclock

e. Máy đo độ cứng viên nén

Tiếp theo trong danh sách là một loại máy kiểm tra độ cứng thường được sử dụng trong ngành dược phẩm, dùng để kiểm tra đường kính, độ dày và độ cứng của viên thuốc nén xem nó có đảm bảo theo các chỉ tiêu của dược điển hay không

Ngoài ra, máy đo độ cứng viên nén cũng được tìm thấy trong các nhà máy sản xuất thức ăn viên cho động vật hoặc dùng trong thú y để quản lý chặt chẽ chất lượng của các loại thức ăn khô dạng viên, hạn chế tình trạng bể, nát trong quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng

Thương hiệu đề xuất: Copley

f. Máy đo độ cứng trái cây

Một ứng dụng ít phổ biến hơn của thiết bị này chính là đo độ cứng của trái cây. Độ cứng là một trong những yếu tố quyết định đến độ tươi ngon của trái cây, các loại trái vừa chín tới thường có độ cứng cao, giòn, ngọt. Khi bị chín quá chúng sẽ mềm hơn và bắt đầu nhũn ra, do đó việc kiểm tra độ cứng của trái cây trước khi bán là khá quá trọng

Tuy nhiên, đối với trái cây được lưu hành trong nước việc kiểm tra độ cứng không quá quan trọng, nhưng nếu bạn muốn xuất khẩu trái cây sang nước ngoài thì yếu tố này cần được đảm bảo nghiệm ngặt để đảm bảo khi vận chuyển đến các nước khác chúng phải đang trong tình trạng tươi ngon nhất

Máy đo độ cứng trái cây thường là dạng thiết bị cầm tay, chức năng đo đơn giản, có thể sử dụng để kiểm tra hầu hết các loại trái cây như táo, lê, dâu, nho, đu đủ....

Thương hiệu đề xuất: có thể sử dụng các thiết bị đo đơn giản của Trung Quốc

Máy đo độ cứng

Mua máy đo độ cứng ở đâu?

Để mua được các dòng máy đo độ cứng cầm tay hoặc để bàn chất lượng bạn có thể liên hệ đến Lidinco. Chúng tôi cung cáp hầu hết các loiaj máy đo độ cứng sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau từ kiểm tra kim loại, đá, đá quý, cao su, trái cây... theo yêu cầu của khách hàng

Tại Lidinco, khách hàng luôn nhận được mức giá tốt nhất, chính sách phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn lắng nghe yêu cầu khách hàng và để xuất cho khách hàng những sản phẩm phù hợp nhất với yêu cầu của mình

Vui lòng gửi mã sản phẩm máy thử độ cứng mà bạn đang cần theo thông tin bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
HCM: 028.39778269 – 028.36016797 –  (Zalo) 0906.988.447

Skype: Lidinco – Email: sales@lidinco.com
Bắc Ninh: 0222.7300180 – Email: bn@lidinco.com