Hướng dẫn kiểm tra lỗi điện thoại bằng máy cấp nguồn
Có thể nói trong công việc sửa chữa điện thoại và máy tính bảng, máy cấp nguồn đa năng là thiết bị được sử dụng rất phổ biến. Ngoài việc cấp nguồn nuôi cho điện thoại hoạt động, thiết bị này có giúp kiểm tra các lỗi phổ biến của điện thoại giúp kỹ thuật viên có thể xác định lỗi và tiến hành sửa chữa dễ dàng hơn. Để tìm hiểu sâu thêm về vấn đề này mới bạn tham khảo ở phần tiếp theo của bài viết
Cần chuẩn bị gì khi sửa chữa điện thoại bằng máy cấp nguồn
1. Máy cấp nguồn phù hợp
Chắc chắn rồi, khi sử dụng máy cấp nqguồn để sửa chữa thì việc chọn một máy cấp nguồn phù hợp là vô cùng quan trọng. Trước tiên, hãy chú ý đến điều kiện làm việc của điện thoại. Để có thể hoạt động được chúng ta cần cung cấp một điện áp khoảng 4.1V đến 4.2V và dòng điện khoảng 2A đây củng là giá trị tối thiểu mà bộ nguồn của bạn nên có
Thường việc sửa chữa điện thoại di động sẽ đi kèm với máy tính bảng và laptop, nguồn sạc để cấp cho laptop thường nằm ở khoảng 19V. Do đó, máy cấp nguồn tốt nhất cho việc sửa chữa sẽ có khả năng điều chỉnh điện áp từ 0 - 30V và dòng điện từ 0 - 5A => Model gợi ý: Máy cấp nguồn DC TP1305EC 30V 5A
2. Phụ kiện cần thiết
[caption id="attachment_15504" align="aligncenter" width="682"]Một bộ que cắm có đầy đủ các đầu kết nối giúp thuận tiện rất nhiều cho việc sử dụng[/caption]
Các lỗi của điện thoại thường kiểm tra bằng máy cấp nguồn
1. Kiểm tra điện thoại di động còn sống hay chết
- Cài đặt máy cấp nguồn ở: Điện áp 3.7 VDC và Ampe trên 150 để kiểm tra các loại điện thoại thông thường
- Cài đặt máy cấp nguồn ở: Điện áp 4.1 VDC và Ampe trên 200 để kiểm tra smartphone
- Nếu bạn cần sử dụng nguồn để kiểm tra cho máy tính bảng. Hãy cài đặt thông số điện áp một chiều trên 4.2V và Ampe trên 200
- Sau đó, hãy tiến hành mở nguồn điện thoại và xem thông số Ampe trên màn hình của máy cấp nguồn
Lưu ý: Nếu dòng điện không hiển thị bất cứ giá trị đọc nào có nghĩa là điểm kết nối giữa nguồn và điện thoại của bạn đang bị hở. "Hãy kiểm tra lại nó"
2. Kiểm tra điện thoại có ngắn mạch (đoản mạch) hay không
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng đoản mạch ở điện thoại di động
- Điện thoại rơi vào nước hoặc các chất lỏng khác. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng trên, thường được gặp ở hầu hết các khách hàng
- Điện thoại xảy ra hiện tượng dễ nóng trong quá trình sử dụng
- Sử dụng các bộ sạc với thông số không phù hợp hoặc lỗi cắm sạc, hơn thế nữa tình trạng lỗi sạc này củng khiến pin điện thoại dễ bị nóng và dễ hư pin
- Thỉnh thưởng, hiện tượng này củng có thể xảy ra do điện thoại rơi hoặc vỡ
Tiến hành kiểm tra điện thoại ngắn mạch theo các bước như sau
- Bước 1: Đặt điện áp của máy cấp nguồn ở mức 3.7V hoặc 4.1V
- Bước 2: Kết nối dây màu đỏ với cực dương của pin (+ VBAT) và dây đen nối với cực âm (GND), củng như thanh thứ 3 được gọi là giao diện trạng thái pin BSI
- Bước 3: Lúc này, hãy nhìn lên màn hình của máy cấp nguồn. Nếu nó hiển thị bất cứ trị số dòng điện nào trong khi bạn chưa mở nguồn điện thoại, có nghĩa là nó đã bị đoản mạch
- Nếu giá trị nằm trong khoảng 0.38V - 0.58V => Half Short Circuit "dịch nôm na là đoản nửa mạch"
- Nếu giá trị hiển thị 0V => Full Short Circuit dịch nôm na là "đoản mạch hoàn toàn"
3. Mạch in của điện thoại bị hở
Phân biệt giữa hở mạch và ngắn mạch
Hở mạch: Khi mạch điện thoại của bạn bị hỏng, đứt đoạn ở một phần nào đó làm dòng điện không thể truyền qua được |
30
Ngắn mạch: Nếu hai bản in dương và âm trên mạch chạm vào nhau do lỗi nào đó, gây ra hiện tượng nối tắt thì gọi là ngắn mạch (đoản mạch) |
Lưu ý: Trong các tấm PCB của điện thoại di động, máy tính bảng nó sử dụng các mạch in thay vì dây đồng để truyền dẫn. Do đó, ta sẽ dùng thuật ngữ mạch in thay vì dây đồng
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng hở mạch ở điện thoại
- Sau khi BẬT nguồn thiết bị, nó sẽ tự động TẮT sau vài phút
- Điện thoại mở không lên nguồn
- Pin điện thoại nhanh cạn
- Điện thoại nhanh nóng hoặc bị treo
Lưu ý: Quy trình kiểm tra hở mạch bằng máy cấp nguồn đa năng là giống nhau cho nhiều thương hiệu điện thoại và máy tính bảng như Microsoft, Samsung, Nokia, Iphone, Sony, HTC, Motorola, Q Moile, Vivo, Oppo. Nó sẽ giống nhau cho tất cả các điện thoại thông minh iOS, Android hoặc Windown OS
4. Điện thoại gặp sự cố về phần mềm
Các bước kiểm tra điện thoại lỗi phần mềm bằng máy cấp nguồn
- Bước 1: Cài đặt máy cấp nguồn ở 3.7V với điện thoại thường và 4.1V với smartphone
- Bước 2: Kết nối dây màu đỏ của nguồn DC tới cực dương của pin (+ VBAT) và dây đen đến cực âm (GDN), dây vàng với chân nằm giữa (chân tính năng - BSI) 2 cực âm và dương của pin
- Bước 3: Bật nguồn điện thoại và tiến hành đọc trị số Ampe
- Khi nhấn vào nút nguồn nếu bạn thấy giá trị Ampe trong khoảng 0.03 đến 0.05 có nghĩa điện thoại bị hỏng phần mềm
- Khi nhấn vào nút nguồn nếu bạn thấy giá trị Ampe trong khoảng 0.10 hoặc 0.15 có nghĩa điện thoại bị lỗi phần mềm
- Lưu ý: Trong rất nhiều trường hợp xảy ra liên quan đến lỗi của smartphone lỗi treo logo là phổ biến nhất và giá trị dòng điện thường hiển thị trong khoảng từ 0.10 đến 0.20A
Trên đây là tổng hợp cách sử dụng máy cấp nguồn đa năng để kiểm tra và sửa chữa các lỗi trên điện thoại di động (Bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn). Hiện nay, Lidinco đang cung cấp nhiều dòng máy cấp nguồn tốt cho việc sửa chữa điện thoại với độ bền và độ ổn định cao. Mời bạn tham khảo tại danh mục bên dưới
Tham khảo bài viết: Máy cấp nguồn sửa chữa Smartphone - Laptop
Lịch sử dòng điện xoay chiều (AC) và dòng điện một chiều (DC) |
Related posts