Dụng cụ mài đánh bóng khuôn mẫu

21/Jun/2019 By Lidinco Ff 3113 view
Mục Lục
Mục Lục

Tại sao cần đánh bóng khuôn

Khuôn mẫu là vật dụng để đúc ra hầu hết các sản phẩm trong đời sống hằng ngày của chúng ta, các vật dụng càng sáng bóng càng mang tính thẩm mỹ cao và thường dễ dàng chấp nhận bởi người tiêu dùng. Để đạt được điều này đòi hỏi khuôn đúc ra các sản phẩm đó cũng phải đạt độ bóng hoàn hảo

Bộ khuôn với bề mặt được hoàn thiện tốt sẽ giúp dễ dàng lấy sản phẩm ra khỏi khuôn, cho giá trị sản phẩm cao và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.

Quá trình đánh bóng sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau mỗi giai đoạn sẽ có những loại dụng cụ đánh bóng khuôn chuyên dụng. Hãy cùng tìm hiểu về các giai đoạn của quá trình đánh bóng và chọn ra loại dụng cụ phù hợp với ứng dụng của mình

Các giai đoạn của quá trình đánh bóng khuôn

Như đã nói ở trên quá trình đánh bóng là một quá trình dài và được thực hiện liên tục qua các bước, quá trình này thường được chia thành 3 giai đoạn chính

  • Giai đoạn mài thô: Mài thô là quá trình đầu tiên cần thực hiện sau khi tiến hành phay, tiện hoặc cắt khuôn đến kích thước phù hợp khi đó trên bề mặt khuôn sẽ có nhiều vết gợn, vết xước lớn. Bước mài thô này sẽ sử dụng các vật liệu có độ nhám (độ grit) lớn để làm mờ các vết xước và phẳng bề mặt giúp quá trình mài tinh và đánh bóng diễn ra nhanh hơn
  • Giai đoạn mài tinh: Lúc này bề mặt khuôn đã tương đối bằng phẳng và các vết gợn lớn chỉ còn lại các vết xước do quá trình mài thô gây ra. Tiến hành sử dụng giấy mài và bột kim cương có kích thước từ 25 micron – 15 micron (tương đương grit 800 – 1200)
  • Giai đoạn đánh bóng: Trong khâu đánh bóng cuối hay còn gọi là hoàn thiện bề mặt này sẽ có nhiều phương pháp để đánh bóng khác nhau tùy vào hình dạng khuôn của bạn. Tuy nhiên, độ bóng cuối nên đạt được của quá trình hoàn thiện bề mặt khuôn này thường nên ở 6 – 3 micron (gần như gương) để khuôn đạt chất lượng nhất

Các dụng cụ, vật tư được sử dụng cho quá trình mài khuôn 

Vật liệu tiêu hao cho quá trình đánh bóng khuôn

Tham khảo danh mục dụng cụ và máy đánh bóng khuôn

  1. Bột kim cương – Diamond Paste

Bột kim cương được xem là loại vật liệu tiêu hao quan trọng bật nhất trong quá trình đánh bóng khuôn, vì tính chất cứng chắc vốn có kim cương nó cho phép ăn mòn bề mặt khuôn một cách nhanh chóng giúp nâng cao năng suất công việc.

Bột kim cương thường được sử dụng ở hai giai đoạn mài tinh và đánh bóng, cho các ứng dụng đánh bóng thủ công hoặc mài bằng các máy mài khuôn có kích thước nhỏ

Một lưu ý quan trọng khi mua bột kim cương để đánh bóng khuôn mẫu là nên chọn các loại bột chất lượng đến từ các thương hiệu uy tín trên thị trường không nên mua các loại bột không có thương hiệu. Loại bột mài rẻ tiền có kích thước không đồng đều, nồng độ kim cương rất thấp hoặc không đủ độ cứng. Trong trường hợp nặng nhất có thể làm hỏng khuôn

Một số dạng bột kim cương chuyên dụng cho quá trình đánh bóng khuôn mà bạn nên tham khảo

bột mài kim cương Hyprez formula L

Bột kim cương Hyprez Formula L

Bột kim cương mài khuôn Hyprez Five Star

Bột kim cương Hyprez Five Star

  1. Dung dịch mài, đánh khuôn – Diamond Slurries

Dung dịch kim cương là dạng dung dịch với các tinh thể kim cương có trong thành phần thường sử dụng cho các loại máy mài phẳng lớn sử dụng đánh bóng mặt khuôn trong công nghiệp

Phần dung môi của sản phẩm này thường được chưa thành hai loại chính là gốc dầu và gốc nước. Tùy vào chất liệu của khuôn mà bạn sẽ chọn sản phẩm phù hợp. Thông thường, loại dung dịch đánh bóng này được sử dụng khâu mài tinh và đánh bóng cuối cùng để hoàn thiện bề mặt khuôn

Dung dịch kim cương đánh bóng Hyprez

  1. Dầu mài – Dầu đánh bóng

Dầu mài là vật liệu được sử dụng kết hợp với bột kim cương dạng khô hoặc dạng paste. Dầu mài giúp xúc tác làm mát bề mặt, giúp bột đánh bóng phân phối đồng đều trên bề mặt khuôn và giảm ma sát sinh ra từ đó giúp cho bề mặt được hoàn thiện một cách tốt nhất

Đây là một vật liệu phụ trợ có thể bổ sung hỗ trợ không bắt buộc và được sử dụng trong hầu hết các giai đoạn của quá trình mài đánh bóng

dung dịch mài dầu bôi trơn Engis

  1. Giũa kim cương

Giũa kim cương (hoặc giũa kim loại) sử dụng cho quá trình mài thô để xử lý các vết xước lớn trên bề mặt hoặc lòng khuôn. Với độ cứng cao giũa kim cương giúp làm mờ các vết xước lớn trong thời gian ngắn

Loại dụng cụ này có nhiều hình dạng đầu dũa khác nhau để bạn có thể linh động chọn loại phù hợp với khuôn mẫu của mình

  1. Đầu nỉ đánh bóng

Đầu nỉ là vật liệu quan trọng thường được sử dụng trong quá trình mài tinh và đánh bóng của quá trình mài khuôn. Các rãnh trên bề mặt nỉ đóng vai trò giữ các hạt kim cương giúp kim cương không bị rơi rớt tránh gây lãng phí

Hơn nữa với thiết kế đa dạng, bạn có thể sử dụng loại nỉ này để đánh bóng hầu hết các chi tiết bên ngoài và trong lòng khuôn mà không gặp quá nhiều khó khăn

Đầu nỉ đánh bóng dạng trụ

  1. Thanh đá mài khuôn (đá mài dầu)

Đá mài khuôn cũng là một trong những dụng cụ phổ biến được sử dụng rộng rãi trong quá trình hoàn thiện bề mặt khuôn. Loại đá mài này thường được bán theo bộ từ 5 – 6 thanh với độ grit khác nhau nằm trong khoảng từ 150 – 1200 grit như vậy sẽ phù hợp với các giai đoạn từ mài thô đến mài tinh bề mặt

Ngoài ra, sản phẩm còn có một tên gọi khác là đá mài dầu vì khi sử dụng bạn có thể ngâm đá vào dầu mài để đá mềm và các hạt mài nhanh chóng tách khỏi thanh đá. Khi đó, tốc độ đánh bóng sẽ nhanh hơn, hạn chế vết xước lớn và hiện tượng nóng bề mặt, tuy nhiên điều này sẽ làm cho thanh đã nhanh mòn hơn

Đá mài dầu đánh bóng khuôn Hyprez

Đá gốm Ceramic mài khuôn EDM

Đây là một dạng khác của đá đánh bóng, loại đá này có cấu trúc liên kết chặt chẽ nhờ đó mà khả năng chịu lực cao và nhiệt lượng sinh ra trong quá trình mài thấp hơn

Đá mài Ceramic XEBEC Meister Finish - Nhật Bản

Thiết bị sử dụng cho quá trình đánh bóng khuôn

  1. Máy mài khuôn

Máy mài khuôn thông thường trên thị trường rất đa dạng đến từ thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên với mức giá từ khoảng vài trăm đến vài triệu đồng bạn chỉ có thể sở hữu các dòng máy mài khuôn đơn giản không có chức năng điều chỉnh số vòng quay và kích thước thiết bị tương đối lớn khó cầm nắm căn chỉnh chính xác nên dòng máy này không phù hợp để đánh bóng các loại khuôn giá trị cao

Loại thiết bị này có thể sử dụng kèm với các đầu nỉ hoặc đá mài

Máy mài khuôn đa năng Dremel

Tham khảo sản phẩm: Máy mài khuôn siêu âm

 

  1. Máy mài khuôn dạng tịnh tiến

Là loại máy mài sử dụng khí nén với cơ chế mài dũa kiểu tịnh tiến lên xuống, nguyên lý hoạt động này phù hợp để sử dụng kèm với giũa kim cương hoặc các thanh đá mài để gia công thô khuôn với tốc độ nhanh

  1. Máy đánh bóng siêu âm

Máy đánh bóng siêu âm là loại thiết bị có giá thành tương đối cao nhưng bù lại nó cho khả năng làm việc tối ưu. Loại thiết bị này cho phép điều chỉnh chính xác thông số vòng quay giúp bạn dễ dàng căn chỉnh tốc độ sao cho quá trình đánh bóng đạt hiệu quả tối ưu nhất

Máy đánh bóng siêu âm có kích thước nhỏ gọn và có thể kết hợp với các loại đầu nỉ, đầu mài kim loại hoặc gỗ có thể sử dụng cho đa dạng mục đích khác nhau. Đặc biệt phù hợp cho việc gia công các mẫu nhỏ hoặc các chi tiết trong lòng khuôn với độ tinh xảo cao, có thể dùng để xử lý bề mặt các loại đá quý

  1. Máy mài phẳng (Lapping machine)

Ba loại thiết bị trên thường được sử dụng để đánh bóng các loại khuôn nhỏ hoặc các chi tiết trong lòng khuôn. Đối với các khuôn lớn khoảng vài chục cm cần đánh bóng với độ phẳng gần như tuyệt đối thì việc thực hiện bằng các thiết bị trên gần như bất khả năng

Đối với các loại khuôn lớn cần độ phẳng bề mặt cao bạn cần phải sử dụng đến máy mài phẳng với các bánh mài lớn có thể bao phủ hoàn toàn bề mặt khuôn và có thể đánh bóng nhiều khuôn cùng một lúc. Đây có thể được xem là loại máy chuyên dụng trong ngành công nghiệp đánh bóng khuôn

Máy mài phẳng lapping Ẹ-380IT

Tham khảo sản phẩm: Máy lapping


Những lưu ý khi đánh bóng khuôn

  • Việc đánh bóng khuôn cần được thực hiện ở nơi ít bụi bặm và biệt lập: các hạt bụi, cát lẫn trên bề mặt khuôn có thể gây ra những vết xước mới ngoài ý muốn
  • Các loại dụng cụ chuyên dụng như nỉ đánh bóng tuyệt đối sử dụng riêng cho từng lại hạt kim cương. Ví dụ đầu nỉ đánh bóng đã sử dụng với hạt kim cương kích thước 3 micron thì không dùng để đánh bóng với bột có kích thước khác vì các hạt khác kích thước khác nhau sẽ lẫn lộn gây ảnh hướng bề mặt khuôn và lãng phí thời gian đánh bóng của bạn
  • Bảo quản dụng cụ đánh bóng khuôn ở những nơi kín đáo
  • Khi mài bằng tay thì nên đặt hàng mài trên dụng cụ, đánh bóng máy thì nên đặt hạt mài trên chi tiết
  • Lực đánh cần được điều chỉnh theo độ cứng của dung cụ
  • Với những vết xước có kích thước lớn nên chọn bột kim cương có kích thước lớn
  • Nên bắt đầu việc mài, đánh bóng khuôn tại những khu vực có hình dạng góc cạnh

Các vật dụng trên đều đang được Lidinco phân phối và cung cấp chính hãng tại Việt Nam với mức giá tốt nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc về vấn đề hoặc dụng cụ mài khuôn bạn có thể liên hệ cho Lidinco để được đội ngũ kỹ sư nhiều kinh nghiệm tư vấn tốt nhất