Điện công nghiệp

23/Sep/2024 By User Admin 184 view
Mục Lục
Mục Lục

Tổng quan về điện công nghiệp

Điện công nghiệp là gì?

Điện công nghiệp có thể hiểu đơn giản là năng lượng điện được sử dụng trong các quy trình công nghiệp như sản xuất, chế tạo… Điện công nghiệp có giá trị điện áp và dòng điện lớn để vận hành các thiết bị sử dụng điện công suất lớn 

Hệ thống điện công nghiệp đòi hỏi các kỹ sư cần có kiến ​​thức chuyên môn và đào tạo để lắp đặt, bảo trì và khắc phục sự cố vì các hệ thống điện sử dụng trong công nghiệp phức tạp hơn so với hệ thống điện sử dụng trong các tòa nhà dân cư hoặc thương mại.

Ký hiệu điện công nghiệp cơ bản

https://chintglobal.vn/tong-quan-dien-cong-nghiep/

Ứng dụng của điện công nghiệp trong đời sống

Thúc đẩy công nghệ tiến bộ

Điện công nghiệp được xem là ngành tiên phong trong việc ứng dụng các công nghệ mới nhất trong những năm gần đây như IoT (Internet of Things), VR (Virtual Reality), AI (Artificial Intelligence) và AR (Augmented Reality) nhờ vào tính liên ngành cao. Điện công nghiệp giúp việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và cuộc sống đơn giản hơn

Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, đô thị

Các đường dây điện công suất cao giúp đảm bảo nguồn năng lượng ổn định tại các khu vực sản xuất, giúp truyền tải điện năng hiệu quả giúp các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, xây dựng, dân sinh… giúp thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, công trình giáo dục, y tế, quốc phòng…

Cung cấp năng lượng cho các hoạt động công nghiệp

Điện công nghiệp là nguồn năng lượng cần thiết để các máy móc công nghiệp có thể hoạt động, nó giúp các nhà máy, công xưởng, bệnh viện, khu quân sự… có thể làm việc ổn định không gặp khó khăn về vấn đề năng lượng. Giúp nâng cao hiệu quả công việc và năng suất lao động của các ngành nghề

Sử dụng kết hợp năng lượng tái tạo

Điện công nghiệp giúp giải quyết các vấn đề về an ninh năng lượng và an toàn hơn với môi trường. Loại điện này giúp thúc đẩy việc sử dụng tối ưu các nguồn năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường qua đó giúp hạn chế tối ưu tình trạng ô nhiễm môi trường

Thiết bị và vật tư điện công nghiệp phổ biến

Tên thiết bị điện công nghiệp phổ biến

Máy biến áp 3 pha:

Đây có thể được xem là thiết bị quan trọng bật nhất trong các hệ thống điện công nghiệp. Vì các máy móc công nghiệp có thể sử dụng các đầu vào điện áp khác nhau để hoạt động nên máy biến áp sẽ giúp chuyển đổi điện áp ban đầu thành các mức điện áp phù hợp để cung cấp cho thiết bị hoạt động. Bạn có thể bắt gặp thiết bị này ở hầu hết các khu vực sử dụng điện công nghiệp như nhà máy, trạm biến áp, nhà cao tầng, công trường…

Tủ điện MCC

Tủ MCC là loại tủ công nghiệp được dùng để điều khiển và bảo vệ các loại động cơ như máy bơm nước…có công suất lớn. Tủ được trang bị các phương thức khởi động như trực tiếp, khởi động sao - tam giác, khởi động mềm, biến tần… phù hợp cho từng loại máy móc khác nhau

Tủ điện ATS

Tủ ATS còn gọi là tủ chuyển nguồn điện tự động Automatic Transfer Switches, hệ thống tủ điện ATS sẽ đảm bảo cho toàn bộ hệ thống điện của bạn được hoạt động liên tục, ổn định ngay cả khi có sự cố mất điện xảy ra.

Tủ điện MSB  

Tủ MSB viết tắt của Main Distribution Switchboard hay còn gọi là tủ điện tổng, tủ điện chính… đây là loại tủ đầu vào cho toàn bộ hệ thống điện hạ thế của công trình. Do đó, tủ điện này thường đặt sau các trạm biến áp hạ thế trước khi đưa vào các tủ điện phân phối

Tủ bù công suất

Tủ điện tụ bù công suất phản kháng thường bao gồm các Tụ bù điện mắc song song với tải, được điều khiển bằng một Bộ điều khiển tụ bù tự động thông qua thiết bị đóng cắt Contactor. Chức năng chính của loại tủ này là nâng hệ số công suất Cos phi từ đó giảm công suất phản kháng, giúp giảm thổn thất điện, tiết kiệm chi phí vận hành

Tủ trung thế, hạ thế

Ngoài các loại tủ chức năng như trên, còn có các loại tủ điện trung thế, hạ thế để lấy điện từ điện lưới vào cung cấp cho sử dụng và sinh hoạt. Các loại tủ này được sử dụng để phân phối, đóng ngắt, bảo vệ đường dây cũng là một phần quan trọng không thể thiếu giúp quá trình sử dụng điện trở nên an toàn hơn

Các vật tư điện công nghiệp

Thiết bị đóng cắt điện

Một thiết bị quan trọng không chỉ trong lĩnh vực điện công nghiệp nói riêng mà trong ngành điện nói chung đó là thiết bị đóng cắt điện. Thiết bị đóng cắt đảm nhận vai trò chuyển đổi và điều khiển mạch. Bộ thiết bị này bao gồm cầu dao đóng - cắt tự động MCB, máy cắt không khí ACB, khởi động từ, cầu chì chuyển mạch, contactor…

Biến tần:

Là loại thiết bị cho phép bạn thay đổi tần số của dòng điện một cách dễ dàng khi đặt lên cuộn dây bên trong động cơ. Từ việc điều khiển tần số dòng điện, bạn có thể trực tiếp điều khiển được tốc độ xoay của động cơ mà không cần dùng đến các hộp số cơ khí. 

Rơ le bảo vệ:

Rơ le có thể xem là thiết bị bảo vệ không thể thiếu đối với hầu hết mọi loại hệ thống điện, kể cả điện công nghiệp. Rơ le giúp các hoạt động bất thường như quá dòng, quá tải, quá áp để có thể ngắt điện kịp lúc bảo vệ máy móc, thiết bị không bị hư hỏng

Cảm biến:

Cảm biến là một thiết bị điện tử có chức năng chuyển đổi các tín hiệu nhận được từ môi trường xung quanh như tín hiệu vật lý, hóa học, sinh học.. và chuyển các tín hiệu này thành tính hiệu điện đi qua bộ xử lý dữ liệu và chuyển đổi thành tín hiệu số để con người có thể đọc được

Cảm biến giúp ta nhận biết nhanh các thay đổi về điều kiện môi trường, điều kiên làm việc có thuận lợi hay không giúp cảnh báo sớm các vấn đề có thể xảy ra đối với hệ thống điện công nghiệp

Thiết bị chống sét:

Giúp bảo vệ các hệ thống điện công nghiệp và người vận hành khỏi các tác hại do sét gây ra, chống cháy nổ và sét lan truyền trên đường điện

Khí cụ điện công nghiệp

  • Aptomat – Cầu dao tự động
  • Cầu dao tự động một pha
  • Cầu dao bảng điện chính
  • Điện trở – Biến trở
  • Biến dòng, biến áp đo lường
  • Cầu chì điện
  • Công tắc tơ

Những lưu ý an toàn điện công nghiệp

Điện công nghiệp có giá trị điện áp, dòng điện lớn do đó có khả năng gây hại cho người vận hành nếu không đảm bảo đủ các nguyên tắc an toàn. Dưới đây là một số lưu ý về an toàn điện công nghiệp mà mọi người nên lưu ý

Đối chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp

  • Cần bố trí các bảng cảnh bảo nguy hiểm ở những khu vực dễ nhìn, các khu vực nguy hiểm, rủi ro tai nạn cao
  • Kiểm tra định kỳ (ít nhất 2 lần/năm) các điểm tiếp địa của máy móc công nghiệp, nếu chỉ số cao vượt ngưỡng cho phép (2W) thì cần xử lý lại để đảm bảo an toàn
  • Không lắp đặt thiết bị ở khu vực có độ ẩm cao, dột, bề mặt trơn trượt dễ té ngã, khu vực mặt đất bị nứt, vỡ..
  • Bảo trì máy móc, thiết bị công nghiệp định kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho cả máy móc và người vận hành

Đối với người lao động trong khu vực làm việc

  • Người lao động, không phải kỹ sư điện công nghiệp không nên tự ý vào các khu vực cảnh báo điện nguy hiểm, tự động đấu nối, sửa chữa, thay đổi cấu trúc hệ thống điện
  • Khi có các dấu hiệu bất thường trong quá trình vận hành như khói, mùi khét, tiếng động, rung sốc… từ thiết bị. Liên hệ ngay cho người vận hành để có thể tắt thiết bị kịp thời
  • Khi thiết bị tự động ngắt bởi các thiết bị đóng cắt điện, tuyệt đối tự tiện mở lên lại nếu chưa có sự cho phép của kỹ sư vận hành
  • Không tự tiện đóng ngắt cầu dao, aptomat nếu không phải người có trách nhiệm vận hành. Các thiết bị có rủi ro hỏng hóc cao cần được chú ý đặc biệt như máy nén, quạt gió, máy bơm
  • Tắt hoàn toàn thiết bị khi không sử dụng để tránh các rủi ro

Đối với các kỹ sư điện công nghiệp

  • Khi bảo dưỡng, sửa chữa điện công nghiệp cần ít nhất 02 kỹ sư tham gia, đảm bảo các bước cô lập điện, treo biển cảnh báo nguy hiểm và cấm đóng điện tại nguồn tổng trong suốt quá trình sửa chữa
  • Khi sửa chữa máy móc thiết bị cần ngắt thiết bị và nối đất để đảm bảo an toàn cho kỹ thuật viên
  • Khi tiến hành cắt điện sửa chữa cần có phiếu thao tác và cần có 02 kỹ sư tham gia
  • Khi sửa chữa điện công nghiệp cần có quy trình làm việc cụ thể, tuân theo quy trình. Khi kết thúc sửa chữa, cần có biên bản nghiệm thu để thong báo tình trạng thiết bị
  • Đối với khu vực sửa chữa trên cao cần sử dụng dây an toàn
  • Nếu cần chiếu sáng cục bộ để sửa chữa có thể sử dụng các loại đèn di động cầm tay 36V
  • Khi vào khu vực hư hỏng điện, kỹ thuật viên cần mang giày và đeo bao tay cách điện, quần áo phải khô để đảm bảo an toàn

Học nghề điện công nghiệp

Ngành điện công nghiệp học trường nào

Tài liệu điện công nghiệp

Q&A

Giá điện công nghiệp 3 pha

https://thuanphatnhuy.com/gia-dien-3-pha.html

Linh kiện điện tử công nghiệp gồm những gì?

Linh kiện điện tử dùng trong công nghiệp cũng khá tương đồng với các linh kiện trong mạch điện tử thông thường như điện trở, tụ điện, tụ hóa, transistor, cuộn cảm… Tuy nhiên, đối với các máy móc lớn các loại linh kiện này thường có giá và kích thước lớn hơn nhiều so với khi lắp đặt trong các mạch điện tử thông thường
Khác nhau giữa điện dân dụng và điện công nghiệp

Thợ điện dân dụng: làm việc với hệ thống điện một pha thường tiếp xúc với điện áp và dòng điện thấp hơn nhiều so với các hệ thống điện trong công nghiệp và thương mại. Thợ điện dân dụng thường tập trung vào các công việc lắp đặt, sửa chữa các đường điện, vật tư trong nhà chẳng hạn như hệ thống dây ddienj, đèn chiếu sáng, ổ cắm điệm…

Thợ điện công nghiệp: đối với hệ thống điện ba pha, cả điện áp và dòng điện cao hơn để cung cấp điện cho máy móc và thiết bị công nghiệp. Thợ điện công nghiệp chịu trách nhiệm lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các hệ thống điện phức tạp trong các cơ sở công nghiệp, bao gồm hệ thống phân phối điện, động cơ, máy biến áp, tủ điện và hệ thống điều khiển.