Mẹo đo tiếng ồn bằng điện Iphone và Android đơn giản nhất!

13/Jun/2023 By User Admin 3596 view
Mục Lục
Mục Lục

Đo tiếng ồn bằng điện thoại” là một trong những cụm từ ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm đến từ người Việt Nam, điều này diễn ra trong bối cảnh nạn ô nhiễm tiếng ồn ngày càng gia tăng ở nước ta

Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Lidinco tìm hiểu cách để có thể đo được tiếng ồn hay còn gọi là cách dB âm thanh, đơn giản bằng chiếc điện thoại thông minh mà bạn vẫn sử dụng hằng ngày. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm các biện pháp đo tiếng ồn bằng điện thoại, khi so với việc đo tiếng ồn bằng các loại máy đo độ ồn chuyên dụng nhé!

1. Tiếng ồn là gì?

Định nghĩa đơn giản nhất về tiếng ồn đó là những âm thanh mà bạn không muốn nghe và mang đến sự phiền nhiễu. Một số ví dụ cơ bản nhất về tiếng ồn đó là âm thanh từ các phương tiện giao thông, tiếng nhạc quá lớn đến từ nhà hàng xóm, tiếng máy móc - động cơ hoặc tiếng hét
Tiếng ồn có thể gây các tác động tiêu cực đến sức khỏe, sự tập trung của có người, nó có thể gây ra các triệu chứng mất ngủ, căng thẳng và tạo nên các cơn stress. Nói tóm lại, tiếng ồn không hề tốt cho sức khỏe con người cả về thể chất lẫn tinh thần

2. Tại sao cần phải đo tiếng ồn

Từ những tác hại kể trên, các nhà khoa học đã xác định và lập ra bảng các mức tiếng ồn có hại cho con người trong đời sống hằng ngày và khu vực làm việc. Các quy định về tiếng ồn theo tiêu chuẩn quốc gia đã ra đời, để giám sát mức ồn ở các khu vực công cộng và nơi làm việc để đảm bảo sức khỏe của người dân và người lao động

Để đo lường được giá trị độ lớn của nguồn ồn có nằm trong mức độ cho phép hay không, các thiết bị từ cơ bản đến cao cấp đã ra đời nhằm mục đích phục vụ cho vấn đề này. Dưới đây là hai cách để đo độ ồn nhanh chóng mà bạn nên biết

3. Đo tiếng ồn bằng máy đo tiếng ồn chuyên dụng

Máy đo độ ồn là thiết bị cho phép bạn đo lường toàn diện các thông số của độ ồn từ giá trị cường độ âm thanh dB đến các giá trị giá trị tần số của nguồn âm thanh cần đo, đây là điều các ứng dụng đo tiếng ồn bằng điện thoại không thể nào làm được

Ngoài 02 chức năng đo giá trị cường độ tiếng ồn và tần số âm thanh, máy đo độ ồn còn cho phép bạn đo lường nhiều giá trị chuyên sâu khác như Leq, Lmin, Lmax, đo quãng 3, quãng 8… Để hiểu rõ thêm về dòng máy đo này bạn tham khảo thêm tại bài viết hướng dẫn chuyên sâu về máy đo độ ồn () rất chi tiết của Lidinco

4. Đo tiếng ồn bằng điện thoại

Ứng dụng đo tiếng ồn cho cả Iphone và Android

Decibel Pro: dB Sound Level Meter

- Đánh giá iTunes: 4.7 sao
- Đánh giá Google Play: 4.1 sao

Decibel Pro là một ứng dụng được sử dụng phổ biến trên điện thoại thông mình thường dùng để đo độ ồn tại nhà hoặc khu vực làm việc. Các tính năng bao gồm đo cường độ âm thanh, phân tích phổ với RTA, FFT và Spectogram. Ngoài ra, ứng dụng này cũng có tích hợp chức năng để bạn kiểm tra thính giác của mình

Decibel X

- Đánh giá iTunes: 4.6 sao, Miễn phí
- Đánh giá Google Play: 3.6 sao, Miễn phí

Đây cũng là một ứng dụng được đánh giá cao giúp biến chiếc điện thoại thông minh của bạn thành một máy đo âm thanh di động với độ chính xác tương đối. Nó có thể sử dụng để đo dải từ 30dB đến 130dB dải âm thanh mà con người có thể nghe được. Decibel X có giao diện người dùng trực quan, thiết kế độc đáo thuận tiện khi sử dụng

SPL Meter

- Đánh giá iTunes: 3.9 sao, $0.99
- Đánh giá Google Play: 4.3 sao, Miễn phí

Ứng dụng này sử dụng micro của điện thoại để phát hiện, thu âm thanh và chuyển nó thành giá trị SPL (mức chỉ báo âm thanh). SPL Meter được hiệu chuẩn để phù hợp với hầu hết tất cả thiết bị di động giúp chúng có thể đo giá trị độ lớn tiếng ồn một cách chính xác hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ phép đo trên nhiều thiết bị với màn hình được mã hóa màu đơn giản với màu xanh (âm thanh an toàn) và màu đỏ (âm thanh nguy hiểm)

Ứng dụng đo độ ồn bằng iphone

a. Ứng dụng Sức khỏe (Health) trên Iphone và Apple Watch

Các điện thoại của Iphone có tính hợp sẵn tính năng đo độ ồn tiếp xúc với cơ thể trong ứng dụng Sức Khỏe (Health) > Nghe (Hearing) > Tiếng ồn môi trường (Enviromental Sound Levels) 

Vào mục này bạn có thể biết được cơ thể tiếp xúc với mức tiếng ồn như thế nào trong 7 ngày qua, các giá trị sẽ hiển thị theo mức độ Decibel (dB) đễ bạn có thể theo dõi giá trị một cách trực quan hơn

Ngoài ra, bạn có thể kết nối chức năng theo dõi sức khỏe này đến Apple Watch của mình và cài đặt thông báo khi tiếp xúc với nguồn ồn vượt quá mức cho phép.

b. Sound Meter (Noise Detector)

- Đánh giá iTunes: 4.6 sao, Miễn phí

Là một ứng dụng đo tiếng ồn đơn giản, dễ sử dụng. Bạn có thể dùng Sound Meter app để đo lường các tiếng ồn gây hại đến sức khỏe như từ ồn từ môi trường, các tòa nhà, tiếng ồn ô tô để xem chúng có vượt ngưỡng hay không

c. Too Noisy Pro

- Đánh giá iTunes : 3,9 sao, 4,99 USD

Là ứng dụng được xây dựng đặc biệt để đo mức độ tiếng ồn trong môi trường có nhiều nhóm trẻ em đang sinh hoạt như ở các trường mầm non, trường tiểu học… Giáo viên có thể dễ dàng sử dụng ứng dụng Too Noisy để đo lường mức độ ồn trong lớp học. Ứng dụng có giao diện thiết kế được giản giúp trẻ em có thể dễ dàng tiếp xúc, đồ họa về giá trị đo đưọc hiển thị thú vị hấp dẫn. Ngoài ra, Too Noisy Pro cũng cho phép điều chỉnh độ nhạy bắt âm của ứng dụng để đáp ứng các hoạt động ở khu vực lớn các tiếng ồn đột ngột

d. NIOSH Sound Level Meter

- Đánh giá iTunes : 3,9 sao, 4,99 USD, Miễn Phí

NIOSH là một ứng dụng được phát triển bởi Viện Sức Khỏe và An toàn lao động Quốc gia (NIOSH). Ứng dụng dành riêng cho iphone và là một công cục đặc biệt hữu ích nếu bạn phải thường xuyên làm việc trong môi trường có mức ô nhiễm tiếng ồn cao. Về phía người dùng, bạn có thể nhận biết được có mức tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép theo quy định để đảm bảo các vấn đề sức khỏe. Đối với các nahf nghiên cứu, ứng dụng này có thể dùng để thu thập mức âm thanh, tiếp xúc để có các nghiên cứu cụ thể hơn về tác động của tiếng ồn lên sức khỏe con người

e. SPLnFFT Noise Meter

- Xếp hạng iTunes: 4,9 sao, 3.99 USD

Được thiết kế bởi một chuyên gia xử lý tín hiệu, các tính năng nâng cao trên ứng dụng dành cho thiết bị iOS này bao gồm bộ phân tích tần số, đồng hồ đo tần số, bộ tạo tín hiệu thử nghiện. Ứng dụng mang giao diện đơn giản hiển thị mức độ tiếp xúc bằng cách sử dụng màu—màu cam hoặc màu đỏ cho biết mức độ nguy hiểm khi cần phải bảo vệ thính giác. Đây là ứng dụng được đề xuất bởi Quỹ An toàn và Sức khỏe Người lao động của Bắc Mỹ.

Ứng dụng đo tiếng ồn android

Sound Meter Pro

- Đánh giá Google Play: 3.82 stars, $2.50

Sound Meter Pro cũng là phần mềm đo âm thanh có thể sử dụng nhanh chóng trên điện thoại đơn giản, dễ sử dụng. sản phảm được tích hợp màn hình hiển thị lớn cho phép hiển thị giá trị tiếng ồn trong 30 giây khi tiếp xúc với nguồn ồn. Với khả năng sử dụng linh hoạt bạn có thể ứng dụng app này trong nhiều điều kiện giám sát khác nhau và dĩ nhiên việc sử dụng micro thu của điện thoại cũng khiến cho phép đo của bạn bị giới hạn ở ngưỡng 100 dB

Sound Meter and Noise Detector

- Đánh giá Google Play: 4.5 stars, Miễn phí

Giống như hầu hết các ứng dụng đo độ ồn trên điện thoại được giới thiệu ở trên Sound Meter Pro cho phép bạn đo lường giá trị cường độ tiếng ồn dB thông qua micro của điện thoại. Ngoài chức năng đo lường, chức năng ghi lại lịch sử cho phép bạn biết được bản thân đã tiếp xúc với những nguồn ồn như thế nào trong ngày, ở đâu, để chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe

5. Ưu điểm và nhược điểm khi đo tiếng ồn bằng điện thoại

Ưu điểm

  • Giúp bạn đo lường được mức tiếng ồn một cách nhanh chóng
  • Không cần tốn chi phí để mua một máy đo độ ồn 
  • Có thể thực hiện phép đo đơn giản ở hầu hết mọi nơi

Nhược điểm

  • Điện thoại đo tiếng ồn nhờ vào micrô bên trong. Một số micrô trên điện thoại được thiết kế để phát hiện tiếng ồn có cường độ từ 30-96dB, để tương thích với phạm vi giọng nói của con người do đó không thể nào thu được hết các giá trị ở ngưỡng quá lớn từ 100 dB (chủ yếu là các nguồn ồn gây hại cho con người)
  • Micro tích hợp bên trong smartphone được thiết kế với bộ lọc tạp âm, điều này cũng đồng nghĩa bạn có thể không thu lại đầy đủ những tiếng ồn mà bạn muốn đo
  • Mặc dù ứng dụng trên điện thoại sẽ hiệu chỉnh một phần micro, nhưng bạn sẽ cần sử dụng micrô bên ngoài và đảm bảo rằng bạn đã hiệu chuẩn điện thoại của mình bằng máy đo âm thanh chuyên nghiệp để đạt được kết quả gần như chính xác.
  • Mọi người có xu hướng cầm điện thoại với micrô hướng về phía cơ thể, thay vì hướng về nguồn âm thanh cần đo, việc này cũng tạo nên sai số lớn cho phép đo
  • Để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, các máy đo độ ồn cần phải đáp ứng tiêu chuẩn IEC Class 1 hoặc Class 2, điều mà điện thoại thông minh rõ ràng không làm được.
  • Có rất nhiều loại điện thoại thông minh, cũng như ứng dụng  trên thị trường có nghĩa là có sự khác biệt nghiêm trọng về độ sai lệch khi kết quả đo được đưa ra

6. Những lưu ý khi đo âm thanh bằng điện thoại

  • Đưa hướng của Micro (đuôi điện thoại) về nguồn tiếng ồn cần đo
  • Chọn lựa những app có lượt đánh giá tốt
  • Nên đứng gần nguồn ồn vì micro thu âm của điện thoại không phải là loại chuyên dụng cho đo lường nên khả năng bắt âm thanh ngắn
  • Chỉ sử dụng trong các trường hợp đo cá nhân để biết thông số tiếng ồn một cách tương đối, không cần độ chính xác cao

7. Gợi ý của Lidinco

Sau khi đọc xong bài viết chắc hẳn bạn cũng thấy những ưu điểm và nhược điểm của việc đo lường tiếng ồn bằng điện thoại thông minh. Do đó, Lidinco đề xuất bạn nên chọn mua dòng máy đo độ ồn chỉ cần có mức giá rất rẻ chỉ từ vài trăm nghìn cũng cho bạn khả năng đo lường tốt hơn rất nhiều

Các dòng máy chuyên nghiệp hơn có khả năng đo lường theo tiêu chuẩn quốc gia thường có giá trị khoảng 10 - 15 triệu cho khả năng đo lường với độ chính xác cao có thể phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khoa học
Dưới đây là một số thiết bị mà Lidinco đề xuất