Hướng Dẫn Đo Độ Cách Âm Một Cách Chính Xác Nhất

08/Oct/2020 By Lidin Co 4246 view
Mục Lục
Mục Lục

Đo độ cách âm là phương pháp hữu hiệu nhất để xác định mức độ cách âm giữa các phòng, các tòa nhà, khu vực với nhau. Từ đó đảm bảo được kiến trúc xây dựng đạt yêu cầu, cũng như có hướng xây dựng, khắc phục để cải thiện mức độ cách âm cũng như truyền âm. Vậy làm thế nào để đo độ cách âm một cách chính xác nhất?

Các thiết bị cần thiết để đo lường độ cách âm:

Khi tiến hành đo lường độ cách âm sẽ cần những thiết bị chuyên dụng sau đây:

list thiết bị đo độ cách âm

  • Máy đo cường độ âm thanh Sound level meter
  • Phần mềm chuyên dụng để xử lý dữ liệu trên PC hoặc laptop
  • Nguồn phát âm thanh/ loa đa hướng (sound source/ omnidirectional loudspeaker)
  • Bộ khuếch đại công suất (Power amplifier)
  • Máy tapping

Để bắt đầu, chúng ta cần hiểu rõ một số khái niệm quan trọng liên quan đến âm học và thiết bị đo như sau:

Âm học kiến trúc là gì?

âm học kiến trúc building acoustic

Âm học kiến trúc (hay còn gọi là building acoustic) được định nghĩa là một môn khoa học nghiên cứu sự truyền âm thanh từ khu vực kiến trúc này sang khu vực kiến trúc khác, để đo lường và định lượng về lượng âm thanh được truyền đi. Mục đích chính là để chống ồn, xác định tính chất của âm thanh trong môi trường kiến trúc đồng thời có cải thiện khả năng truyền âm theo các mục đích cụ thể ( ví dụ xây dựng các công trình nhà ở, khu dân cư, nhà hát, rạp chiếu phim, trường học, nhà máy…).

Âm học kiến trúc chia độ ồn ra làm hai dạng chính:

  • Âm thanh không khí (airborne sound) là những âm thanh truyền đi trong không khí ví dụ như tiếng nói chuyện, âm thanh từ đài phát thanh và truyền hình, âm thanh từ vật nuôi như tiếng chó sủa và tiếng ô tô khởi động hoặc đi xuống đường.
  • Âm thanh va chạm (impact sound) có thể hiểu là âm thanh gây ra bởi các va chạm giữa các vật thể truyền đi trong các tòa nhà ví dụ như tiếng bước chân trên sàn,…

Quy chế xây dựng quy định mức độ cách âm tiêu chuẩn giữa các căn hộ và nhà ở sát nhau. Và cách âm là một tính năng của vách ngăn tòa nhà chứ không phải căn phòng. Đặc biệt đối với các tòa nhà mới, các phép đo âm học kiến trúc được thực hiện để xác nhận rằng các quy định xây dựng được tuân thủ. Các phép đo này khá đơn giản để đo mức độ âm thanh được truyền từ phòng này sang phòng khác, từ phòng nguồn(source room) có tiếng ồn, đến phòng nhận (receiving room).

Nguồn phát âm thanh đa hướng là gì?

nguồn âm thanh sound source

Các tiêu chuẩn thực hiện các phép đo âm học của tòa nhà chỉ định việc sử dụng loa đa hướng. Vậy nó là gì? Trong khi chiếc loa thông thường truyền âm chủ yếu theo hướng tới vị trí nghe, thì loa đa hướng lại phát ra âm thanh như nhau theo mọi hướng. Yêu cầu về tính đa hướng thường được đáp ứng bằng cách có 12 loa được bố trí đều nhau theo hình khối tứ diện, do đó thuật ngữ loa khối đa hướng (omnidirectional loudspeaker) đôi khi được sử dụng để mô tả nguồn âm thanh (sound source).

Loa đa hướng được thiết kế để nhanh chóng lấp đầy phòng nguồn với giá trị xấp xỉ với trường âm thanh khuếch tán. Tức là nơi áp suất âm thanh như nhau ở mọi vị trí trong phòng và sóng âm thanh truyền đến người quan sát từ mọi hướng. Về lý thuyết, nếu một trường âm thanh khuếch tán hoàn hảo, thì micrô được đặt ở đâu cũng không quan trọng, vì nó sẽ đo được cùng một mức áp suất âm thanh.

Nhưng trong thực tế, trường âm thanh sẽ không bao giờ được khuếch tán hoàn hảo. Chính vì vậy, các tiêu chuẩn thường yêu cầu tính số liệu trung bình của nhiều vị trí đo trong mỗi phòng.

Sản phẩm tham khảo: Nguồn âm thanh Nor276 – Loa Dodecahedron

bộ nguồn âm thanh nor276 trong âm học kiến trúc

Xem ngay

 

Các thông số quan trọng:

mức độ âm thanh trung bình: mức độ âm thanh trung bình

độ giảm tiếng ồn : độ giảm tiếng ồn (noise reduction)

chuẩn hóa độ giảm tiếng ồn: chuẩn hóa độ giảm tiếng ồn (normalized noise reduction)

Trong đó : T là thời gian vang âm (reverberation time) của phòng nhận (receiving room)

T0 là thời gian vang âm tham khảo (ví dụ 0.5s)

apparent transmission loss : thông số thể hiện sự suy giảm đường truyền âm rõ ràng (apparent transmission loss)

S: diện tích phân vùng chung

diện tích hấp thụ tương đương: là diện tích hấp thụ tương đương(equivalent absorption area) của phòng nhận (receiving room)

V: âm lượng(volume) của phòng nhận (receiving room)

SPL : SPL tác động tiêu chuẩn hóa

Li : năng lượng trung bình SPL tác động trong một phòng

Hướng dẫn cách đo độ cách âm chi tiết:

Đo độ ồn trong không khí (airborne noise measurement):

Bước 1: chuẩn bị phòng phát (sending room) và phòng nhận âm (receiving room). Đây là hai phòng liền kề nhau để tiến hành đo độ cách âm

Bước 2: Sử dụng máy đo độ ồn sound level meter để đo tiếng ồn xung quanh (background noise) tại phòng nhận. Đây là giá trị khá quan trọng vì khi đến bước tiếp theo, nguồn âm thanh được phát ra từ phòng phát truyền tới phòng nhận sẽ gây ra nhiều âm thanh pha trộn. Nên khi đo giá trị tiếng ồn xung quanh trước bạn sẽ dễ dàng xác định và phân biệt được chính xác giá trị âm thanh truyền tới phòng nhận từ phòng phát hơn.

airborne noise measurement step by step

Bước 3: đặt nguồn phát âm thanh đa hướng (omnidirectional sound source) tại phòng phát (sending room). Sau đó điều chỉnh mức áp suất âm thanh để âm được truyền qua vách tường sao cho tối thiểu phải lớn hơn 10dB so với độ ồn xung quanh( background noise) đã đo được ở bước 2.

hướng dẫn đo độ ồn không khí

Bước 4: tiến hành đo độ ồn tại phòng phát (sending room), ta sẽ thu được giá trị L1

hướng dẫn đo độ ồn không khí

Bước 5: tiến hành đo độ ồn tại phòng nhận (receiving room), ta sẽ thu được giá trị L2

đo độ cách âm

Bước 6: Ta thực hiện phân tích thời gian vang âm (reverberation time) tại phòng nhận và tính toán kết quả thu được từ hai phòng.

Một vài lưu ý đối với phép đo độ cách âm trong không khí:

1.Thời gian tiến hành phép đo: 6s (>100Hz) hoặc 15s.

Tùy thuộc vào dải tần số đo mà thời gian thực hiện phép đo sẽ khác nhau. Trong trường hợp bạn sử dụng dải tần số >100Hz thì thời gian đo sẽ giới hạn trong khoảng 6s. Còn nếu trường hợp tần số đo >20Hz thì phép đo cần thực hiện lâu hơn trong khoảng 15s.

2. Phép đo giữa hai phòng có thể được tiến hành một cách tuần tự hoặc song song:

3. Các phép đo phải được thực hiện ở các vị trí khác nhau của nguồn âm thanh / micro

Lưu ý rằng bạn phải thay đổi vị trí của máy đo cũng như nguồn âm thanh để có thể thu được kết quả một cách khách quan nhất. Có 2 cách để thay đổi vị trí của microphone là tự thay đổi bằng tay (được quy định quy cách và cách xoay theo chuẩn ISO 16283-1:2014). Hoặc sử dụng microphone boom là một thiết bị quay tự động điều khiển microphone xoay theo mặt phẳng tròn.

các vị trí đo

4. Độ ồn không khí (airbone noise) là phép đo có tính tương đối: D= L1-L2

Nếu ta đặt mức áp suất lớn hơn ở phòng phát (sending room), ta sẽ thu được mức đo cao hơn ở phòng nhận.

Đo độ ồn va chạm (impact noise measurement):

Bước 1: Lựa chọn vị trí đo trong đó phòng phát và phòng nhận liền kề nhau (ví dụ phòng ở tầng trên và tầng dưới liền nhau)

Bước 2: Tiến hành đo độ ồn xung quanh (background noise) tại phòng nhận

hướng dẫn đo độ ồn va chạm

Bước 3: Thiết lập và khởi động máy tapping. Đây là thiết bị cần cài đặt chính xác. Các bạn có thể tham khảo thêm cách cài đặt và sử dụng máy tapping tại đây.

impact noise measure

Bước 4: Đo đồ ồn L2 tại phòng nhận (receiving room)

đo độ ồn va chạm impact sound

Bước 5: Tính toán kết quả L’n, L’nT

Điểm khác biệt giữa phép đo độ ồn không khí và độ ồn va chạm:

Vì máy tapping luôn luôn tạo ra âm thanh va chạm bởi tác động của những chiếc búa(hammers) gõ xuống sàn theo một cách xác định. Vậy nên sẽ không có việc mức độ âm thanh phát ra cao hay thấp hơn. Mà nó sẽ luôn giữ ở mức cố định.

Đánh giá kết quả đo được:

  • Độ cách âm không khí DnT đo được giá trị càng cao thì nghĩa là khả năng cách âm giữa 2 phòng càng tốt
  • Độ ồn va chạm Ln càng nhỏ càng tốt vì kết quả càng nhỏ nghĩa là khả năng cách âm giữa phòng tầng dưới và tầng trên hiệu quả hơn.

Một số cách cải thiện chất lượng cách âm:

  • Tiếng ồn không khí: xem xét lại cấu trúc của vách tường, khả năng hấp thụ âm, khuếch tán âm
  • Tiếng ồn va chạm: cải tạo lại cấu trúc tòa nhà, kết cấu sàn, thảm lót,…

Sản phẩm đo độ ồn chính hãng tại Việt Nam:

Để tiến hành thực hiện phép đo độ ồn, đo độ cách âm cần có những thiết bị chuyên dụng. Tại Việt Nam, Lidinco tự hào là công ty chuyên phân phối, cung cấp chính hãng các sản phẩm đo thiết bị đo độ ồn, nguồn âm thanh từ hãng hàng đầu Norsonic. Các sản phẩm đều được nhập khẩu trực tiếp, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật miễn phí đồng thời bảo hành chính hãng. Để được tư vấn thêm và báo giá chi tiết, vui lòng liên hệ ngay:

Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Cuộc Sống

Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam

Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797 / 028 3977 8019

Email: sales@lidinco.com