Cách sử dụng máy đo 2D - Hướng dẫn đầy đủ và chi tiết

21/Mar/2024 By User Admin 233 view
Mục Lục
Mục Lục

Máy đo 2D là thiết bị được sử dụng phổ biến rộng rãi trong các phòng thí nghiệm và nghiên cứu vật liệu giúp đo lường các thông số cơ học khác nhau của mẫu vật. Trong bài viết này, hãy cũng Lidinco tìm hiểu về cách sử dụng, vận hành máy đo 2D cơ bản nhất nhé!

Giới thiệu về máy đo 2D

Máy đo 2D hay còn được gọi là máy đo VMM (Video Measurement Machine) đây là loại máy đo tọa độ sử dụng công nghệ đo hai chiều còn gọi là công nghệ đo tọa độ thông qua hình ảnh Khác với máy đo tọa độ loại 3D, máy đo 2D có khả năng đo lường nhanh chóng hơn. Giúp giải quyết các vấn đề tồn đọng ở dây chuyền sản xuất với quy mô lớn mà máy CMM chưa làm được. giảm thiểu thời gian kiểm tra chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu suất dây chuyền

Tầm quan trọng của việc hiểu cách sử dụng máy đo 2D

Việc biết cách sử dụng máy đo 2D là vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp cho công việc nghiên cứu vật liệu của bạn diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn. Dưới đây là tầm quan trọng của việc tại sao bạn cần phải biết cách sử dụng máy đo 2D hiệu quả

Tối ưu hóa quy trình đo lường: việc hiểu rõ cách vận hành và các tính năng của máy giúp việc thu thập dữ liệu đo hiệu quả, chính xác hơn, có thể tìm kiếm những phương pháp kiểm tra tối ưu hơn

Đảm bảo chất lượng sản phẩm: khi sử dụng máy đo 2D để kiểm định chất lượng sản phẩm, khi đã rõ về cách vận hành, quy trình đánh giá chất lượng sẽ đạt hiệu quả tin cậy hơn, giúp phát hiện nhanh chóng các lỗi dù là nhỏ nhất

Phát hiện sớm các vấn đề kỹ thuật: hiểu rõ phương pháp vận hành máy VMM cũng giúp bạn phát hiện sớm các lỗi kỹ thuật trong quá trình đo, giúp hiệu chuẩn lại thiết bị kịp thời trước khi tiến hành thử nghiệm

Nâng cao hiệu suất làm việc: việc sử dụng thành thạo giúp giảm thiểu các phép đo không chính xác, tiết kiệm thời gian làm việc, từ đó tăng cao năng suất lao động và doanh thu cho doanh nghiệp.

Đào tạo và chia sẻ kiến thức: hiểu về cách sử dụng máy đo tọa độ 2D cho phép người dùng có thể dễ dàng chia sẻ lại kiến thức và kỹ năng đo cho các đồng nghiệp hoặc trong quá trình đạo tạo nhân viên mới

jaten-vms-3020.jpg
may-do-kich-thuoc-omq100w.jpg
yhd-omq100m.jpg
Máy đo toạ độ Jaten JTVMS-1510Máy đo kích thước YHD OMQ100W-016CMáy đo kích thước YHD OMQ100C-03

Lưu ý trước khi sử dụng

  • Khi di chuyển, thay đổi khu vực lắp đặt máy đo, hãy ngắt toàn bộ nguồn điện, không cắm nóng khi vận chuyển
  • Xử lý cẩn thận khi vận chuyển, tất cả các dụng cụ được đặt trong bao bì gốc, đặt theo hướng dẫn
  • Hướng dẫn mang tính biểu tượng, vận chuyển hàng hóa theo kiểu đóng.
  • Các thùng đóng gói vật liệu phải được đặt ở nơi xa tầm tay trẻ em.
  • Cần phải nối đất để đảm bảo an toàn
  • Không tự ý mở hộp để bảo trì. có khả năng gây nguy hiểm vì có áp suất cao

Các ký hiệu cần lưu ý

canh-bao-1
 
Chú ý nguy hiểm nên cẩn thận khi sử dụng, khu vực có nhiều nguồn cấp điện nơi đặt động cơ
canh-bao-2
 
Cảnh báo nguy hiểm, không nên chạm vào
canh-bao-3-su-dung-may-do-2d
 
Được gắn ở khu vực có bộ phận chuyển động, có thể gây nguy hiểm cho người vận hành nếu không chú ý
huong-dan-may-do-2d
 
Nhãn mô tả thiết bị cần người có kinh nghiệm vận hành, nếu không có thể gây nguy hiểm cho người vận hành hoặc gây hư hỏng thiết bị
canh-bao-4
 
Điểm nối đất

 

Cấu trúc của máy đo 2D

Để tìm hiểu làm thế nào để có thể sử dụng được máy đo VMM một cách thành thạo đầu tiên bạn phải hiểu rõ về thiết bị đó, những bộ phận cấu thành lên thiết bị. Nắm rõ được cấu tạo sẽ giúp bạn hiểu được cách vận hành chuyên sâu hơn, không bị bỡ ngỡ trong suốt quá trình làm việc

cau-truc-cua-may-do-2d

 

1. Phần vỏ ngoài (Outer cover)2. Bánh xe điều khiển trục Z (Z axis pilot wheel)3. Trục đỡ (Stand Column) 
4. Que đo (Probe)5. Đèn LED chiếu sáng bề mặt (Surface illumination LED)6. Bộ lái trục X (X axis drive group)
7. Bộ điều chỉnh trục Y (Y axis linear scale)8.Tay trợ lực (Carry handle)9. Chân đỡ (Footing)
10. Thân máy (Base)11. Bộ lái trục Y (Y axis drive group)12. Bàn di chuyển trục X-Y (Workbench)
13. Bộ điều chỉnh trục X (X axis linear scale)14. Lens zoom thủ công (Manual continuous zoom lens)15. Bộ điều chỉnh trục Z (Z axis linear scale)

 

03 nhóm bộ phận của máy đo vmm

Phần thân máy bao gồm: 

  • Thân máy, Trục đỡ, Bàn làm việc, Các bộ điều chỉnh cụm trục X, Y (6, 11)

Hệ thống đo lường: 

  • Lens Zoom có độ phóng đại tùy thuộc vào hệ thống
  • Cảm biến ảnh màu CCD (bên trong phần vỏ máy 1) giúp thu thập ảnh từ thấu kính, để có thể đo lường bằng các tín hiệu hình ảnh và video sau đó truyền đến hệ thống xử lý của máy tính
  • Hệ thống ánh sáng có thể được thay đổi bằng các loại đèn LED khác nhau hoặc LED của máy đo VMM

Hệ thống đo lường kỹ thuật số

  • Các bộ điều chỉnh Trục X (13), Trục Y (7), Trục Z (15) để thay đổi vị trí đo, các tín hiệu đo sẽ được thu thập bởi phần mềm
  • Các tín hiệu thu thập được sẽ được xử lý bởi hệ thống máy tính và hiển thị thông tin lên màn hình
cau-truc-cua-may-do-vmm


 

Các phương pháp đo của máy đo 2D

Tiếp đến trong bài hướng dẫn sử dụng máy đo 2D bạn cần tìm hiểu các phương pháp đo, dưới đây lidinco sẽ giới thiệu đến bạn 3 phương pháp đo tọa độ được sử dụng phổ biến dành cho máy đo 2D

Đo biên dạng

- Bạn có thể sử dụng máy đo hai chiều để đo đường viên (biên dạng) của các phôi cơ khi, phương pháp này thường được sử dụng các nguồn sáng định hình chiều từ phía dưới lên, có thể áp dụng trên các bề mặt của ánh sáng phụ trợ, để các đường nét đo rõ ràng hơn

Đo bề mặt

- Đo bề mặt là chức năng chính của máy đo 2D, bạn có thể đo một cách chính xác kích thước của các chi tiết trên bề mặt của vật thể. Ví dụ: kích thước dài rộng của các lá đồng trên bảng mạch, mạch IC. Các mẫu đo là nhựa hoặc cao su có màu tối (như màu đen) có thể dễ dàng đo được bằng máy đo 2D

Phép đo theo trục Z

- Khi sử dụng các máy đo 2D có sử dụng thấu kính có độ phóng đại cao, có khả năng định vụ và độ chính xác cao, máy đo cho phép bạn có thể sử dụng để đo theo trục Z để đo chiều cao của phôi, đo độ sâu lỗ, sử dụng phép đo ánh sáng bề mặt

Cách chăm sóc và bảo trì máy đo 2D vmm

- Máy đo 2D là một thiết bị đo lường chính xác cao sử dụng các hệ thống cơ học, điện và máy tính. Do đó, để duy trì hiệu suất tuyệt vời, cần phải bảo trì thường xuyên để duy trì độ chính xác phép đo

- Hệ thống đo thị lực là một thiết bị chính xác tích hợp công nghệ quang học, cơ chế, điện và máy tính. Để duy trì hiệu suất tuyệt vời, cần phải bảo trì thường xuyên và thường xuyên.

- Thiết bị nên được lắp đặt trong môi trường phòng sạch, nhiệt độ phải được duy trì ở 20°C ± 5°C 

- Thiết bị nên được lắp đặt trong phòng sạch, nhiệt độ phải được duy trì ở 20° 5°C. Độ ẩm tương đối của phòng không được vượt quá 60%, để tránh hiện tượng đúc các bộ phận quang học, rỉ sét các bộ phận kim loại và bụi bám trên các bộ phận đo của thiết bị

- Sau khi sử dụng xong thiết bị, bề mặt làm việc phải được làm sạch bằng bàn chải mềm và che phủ bằng tấm che bụi.

- Hệ thống truyền động và chuyển động cần được bôi trơn thường xuyên để giúp cơ cấu chuyển động trơn tru và duy trì hiệu suất sử dụng tối ưu

- Chỉ nên vệ sinh bề mặt kính và bề mặt sơn bằng bằng các chất tẩy rửa trung tính hoặc nước sạch, vui lòng không dùng dung môi hữu cơ để chà rửa, nếu không bề mặt sơn sẽ mất lớp phản sáng.

- Đèn LED sử dụng của thiết bị thường có tuổi thọ cao, tuy nhiên nếu đèn có dấu hiệu giảm độ sáng bạn có thể nhờ các thợ kỹ thuật chuyên nghiệp hoặc nhà sản xuất thay bóng mới để đảm bảo hiệu quả làm việc

- Các bộ phận chính xác của thiết bị, chẳng hạn như hệ thống video, bàn làm việc, thang đo tuyến tính và hệ thống truyền động trục Z đã được hiệu chuẩn chính xác từ nhà máy, các vít điều chỉnh và vít định vị được tán đinh trong nhà máy, không bị uốn cong. Nếu có bất cứ vấn đề gì về phần cứng trong quá trình vận hành cần thông báo cho nhà cung cấp của bạn

- Việc bù sai số của phần mềm đo đã được nhà sản xuất tích hợp sẵn. Lưu ý không thay đổi thông số này vì có thể khiến phép đo không còn chính xác

- Không tự ý tháo các đầu nối điện ra, nếu vô tình lấy ra hãy cắm lại vào đúng cổng để tránh rủi ro hỏng thiết bị

Hướng dẫn sử dụng máy đo 2D

Bước 1: Chuẩn bị và cài đặt máy

  • Bước đầu tiên cần đảm bảo máy đo 2D của bạn đã được hiệu chuẩn chính xác để có thực hiện các phép đo tốt
  • Sau đó, cần đảm bảo phần mềm đo theo hãng đã được cài đặt và cập nhạt đến phiên bản mới nhất. Các phần mềm thông thường sẽ được đính kèm máy tùy theo thương hiệu máy mà bạn sử dụng
  • Đặt mẫu hoặc bộ phận cần đo lên bàn làm việc của máy đo 2D. Đảm bảo rằng mẫu đã được cố định một cách an toàn và ổn định trên bàn làm việc

Bước 2: Khởi động máy

  • Kết nối thiết bị với nguồn điện phù hợp và khởi động thiết bị theo hướng dẫn từ nhà sản xuất

Bước 3: Tiến hành cấu hình thiết bị đo

  • Khởi động phần mềm điều khiển máy đo 2D trên máy tính để tiền hành cài đặt máy và đọc giá trị đo 
  • Trên giao diện của phền mềm điều khiển, tiến hành thiết lập các thang đo của máy in hai chiều như độ phân giải, đơn vị đo và các thông số liên quan phù hợp để có thể cho ra các kết quả chính xác nhất

Bước 4: Đặt và lựa chọn các điểm đo

  • Sử dụng các núm vặn, phím điều khiển trên các trục của máy đo 2D hoặc điều khiển trên phần mềm từ nhà sản xuất để thiết lập các điểm đo trên mẫu vật cần đo
  • Điều chỉnh các trục di chuyển để đảm bảo rằng các điểm đo được đặt đúng vị trí và theo các hướng cần thiết.

Bước 5: Tiến hành đo

  • Khi các điểm đo đã được cài đặt chính xác, tiến hành cho thiết bị hoạt động bằng cách khởi động trên phần mềm đo lường
  • Sau khi khởi động, máy đo 2D sẽ tự động di chuyển đến các điểm cần đo đã được cài đặt sẵn trên phần mềm. Sau đó, tính toán các dữ liệu đo và hiển thị số đo kích thước trên phần mềm

Bước 6: Xem và phân tích kết quả

  • Sau khi quá trình đo kết thúc, kết quả đo sẽ được cập nhật trong phần mềm, kết quả đo có thể bao gồm kích thước giữa các điểm đo, hình dạng vật thể hoặc đặc điểm khác của điểm đo đã được cài đặt từ trước
  • Sử dụng các công cụ so sánh, phân tích trên phần mềm để đánh giá kết quả đo và xác định các sai số của mẫu so với các sản phẩm gốc từ nhà sản xuất

Bước 7: Lưu trữ và báo cáo kết quả đo

  • Là một thiết bị đo lường và phân tích chuyên nghiệp, các phần mềm điều khiển máy đo 2D sẽ cho phép lưu trữ các kết quả đo và tạo báo cáo cho các phép phân tích kết quả đo một cách hiệu quả, từ đó có thể phân tích các mẫu vật lỗi, không đạt tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất

Hiệu chuẩn máy máy đo 2D

Để đảm bảo máy đo tọa độ 2 chiều hoạt động chính xác, việc hiệu chuẩn sau một khoảng thời gian làm việc là rất cần thiết. Dưới đây là một số hạng mục cần kiểm tra khi hiệu chuẩn máy đo 2D

Bước 1: Kiểm tra các thông số bên ngoài

  • Xem xét và ghi các thông tin về tên, nhãn hiệu, kiểu /loại, số hiệu, phạm vi hoạt động, độ phân giải, của phương tiện đo…nhà sản xuất;
  • Các cơ cấu dịch chuyển bàn máy theo các trục X và Y của máy phải chuyển động nhẹ nhàng;
  • Bộ phận điều chỉnh các thấu kính, tiêu cự của máy phóng hình phải hoạt động tốt;
  • Màn hình của máy phải sáng đều, thông số trên màn hình phải nét;
  • Đối với máy phóng hình có cơ cấu hiện số: tất cả các số phải hiển thị rõ ràng đầy đủ không bị mất nét.

Bước 2: Kiểm tra các đặc tính kỹ thuật

  • Kiểm tra hoạt động sơ bộ thiết bị: Điện nguồn, các cơ cấu di chuyển, màn hình chỉ thị/ hiển thị,…

Bước 3: Kiểm tra khả năng đo lường

  • Kiểm tra độ song song
  • Kiểm tra độ lệch tâm
  • Xác định sai số phóng đại
  • Xác định sai số dịch chuyển của bàn máy
  • Tính toán độ không đảm bảo đo

Bước 4: Khả năng xử lý kết quả đo

  • Thiết bị sau khi hiệu chuẩn được dán tem, cấp giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn.
  • Chu kỳ hiệu chuẩn được khuyến nghị là 1 năm.

Mua máy đo 2D ở đâu

Là loại máy đo chuyên dụng nên việc tư vấn kỹ thuật trước khi mua là không thể thiếu. Do đó, bạn cần chọn lựa các nhà phân phối có kinh nghiệm lâu năm trong việc cung cấp dòng máy này trên thị trường

Lidinco với kinh nghiệm hơn 10 năm trong việc phân phối thiết bị đo lường, với phương châm luôn mang đến cho khách hàng các sản phẩm chất lượng, đáp ứng tốt cho yêu cầu công việc của quý khách, hy vọng sẽ mang đến cho bạn dịch vục bán hàng và hậu mãi tốt nhất

Vui lòng liên hệ cho Lidinco theo thông tin bên dưới để được tư vấn thêm về việc chọn mua sản phẩm

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG

Trụ sở chính: 487 Cộng Hòa, P. 15, Q. Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
Email: sales@lidinco.com

VP Bắc Ninh: 184 Bình Than, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh
Điện thoại: 0222 7300 180
Email: bn@lidinco.com

Hotline: 0906.988.447

VP Bắc Ninh: 184 Bình Than, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh
Điện thoại: 0222 7300 180
Email: bn@lidinco.com

Hotline: 0906.988.447