8+ Lỗi thường gặp trong quá trình đúc mẫu nóng và cách khắc phục

13/Apr/2023 By User Admin 984 view
Mục Lục
Mục Lục

Trong một quy trình chuẩn bị mẫu để phân tích vật liệu thì quá trình đúc mẫu là một bước rất quan trọng và cần độ tỉ mỉ để có thể đạt được độ hoàn thiện cao. Quá trình đúc mẫu đạt kết quả tốt sẽ giúp cho giai đoạn đánh bóng và phân tích mẫu hiệu quả hơn

Có những kiểu đúc mẫu nào

Đúc mẫu nóng (Hot Mounting)

Đúc mẫu nóng (Hot Mounting) là quá trình tạo một lớp khuôn bao bọc xung quanh bề mặt mẫu bằng các chất liệu như bột hoặc nhựa đúc mẫu nóng, hai loại vật liệu này sẽ được nén lại ở nhiệt độ và áp suất cao tạo thành một khuôn đúc chắc chắn giúp bảo vệ đường biên mẫu

Nhiệm vụ chính của lớp khuôn đúc này là giữ cố định vị trí của mẫu có cách thước rất nhỏ để tiến hành các quá trình mài, cắt, đánh bóng một cách đơn giản và dễ dàng hơn. Do quá trình cần được thực hiện ở môi trường nhiệt độ và áp suất cao nên việc đúc ép mẫu nóng này chỉ phù hợp với các mẫu bằng kim loại hoặc các mẫu không bị biến đổi khi ở nhiệt độ cao

Một điểm yếu khác của quá trình đúc mẫu nóng so với đúc mẫu nguội chính là độ trong suốt của khuôn không cao do đó khó có thể quan sát chi tiết bên trong của mẫu và số lượng đúc trong một thời gian ngắn củng hạn chế

Xem danh mục sản phẩm: Đúc mẫu nóng Hot Mounting

Đúc mẫu nguội (Cold Mounting)

Đúc mẫu nguội (Cold Mounting) là quá trình tạo một lớp khuôn bao bọc mẫu bằng bộ chất giúp đông đặc mẫu. Hợp chất giúp đông đặc này thường có hai loại chính là chất đúc nguội hệ Epoxy và chất đúc nguội hệ Acrylic.

Các mẫu thường sử dụng cho quá trình đúc mẫu nguội là các mẫu dễ bị biến tính ở nhiệt độ cao không chịu được nhiệt độ cao của quá trình đúc nóng như: Chíp, IC, linh kiện, bo mạch điện tử…

Các khuôn đúc được tạo bởi quá trình đúc mẫu nguội thường có độ trong suốt cao. Nên phương pháp này thường được sử dụng như bước chuẩn bị để tiến hành cắt chính xác (Precision Sectioning) hoặc đánh bóng (Polishing) cho việc kiểm tra chất lượng mẫu trong các phòng thí nghiệm quản lý chất lượng

Xem danh mục sản phẩm: Đúc mẫu nguội Cold Mounting

9 lỗi thường gặp trong quá trình đúc mẫu nóng và cách xử lý

1. Nứt xuyên tâm

- Nguyên nhân: Không đủ khoảng cách giữa mép/góc mẫu và thành xi lanh ép hoặc mẫu có nhiều góc nhọn
- Giải pháp: Tăng đường kính xi lanh của máy đúc nóng hoặc giảm kích thước mẫu. Khoảng cách giữa mẫu thử và thành xi lanh phải tối thiểu là 3 mm để tránh các vết nứt trên nhựa. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các mẫu có nhiều góc nhọn.

2. Co ngót khuôn đúc 

- Nguyên nhân: lựa chọn loại nhựa đúc mẫu nóng không phù hợp
- Giải pháp: Gắn lại mẫu vật mới bằng nhựa có giá trị co ngót tuyến tính thấp hơn.

3. Phồng rộp khuôn đúc

- Nguyên nhân: gây ra hiện tượng này thường là thời gian làm nóng không đủ.
- Giải pháp: gia tăng thời gian gia nhiệt hoặc tăng nhiệt độ xử lý đến khi phù hợp

- Nguyên nhân: bề mặt khuôn được bảo dưỡng quá mức
- Giải pháp: giảm nhiệt độ quá trình đúc mẫu

- Nguyên nhân: không khí còn kẹt lại trong khuôn đúc
- Giải pháp: làm nóng nhựa trước khi tiến hành đúc khuôn chính thức

4. Khuôn bị phồng lên

- Nguyên nhân: do thời gian làm mát khuôn đúc mẫu không đủ
- Giải pháp: tăng thời gian làm mát trên thiết bị

5. Khuôn bị xốp

- Nguyên nhân: chủ yếu gây ra tình trạng xốp khuôn là nhiệt độ quá trình đúc cao
- Giải pháp: Giảm nhiệt độ quá trình.

6. Khuôn không ổn định khi đúc mẫu lớn

- Nguyên nhân: thời gian làm nóng không đủ để bột/nhựa bám vào mẫu
- Giải pháp: tăng thời gian gia nhiệt

- Nguyên nhân: nhiệt độ quá trình đúc mẫu quá cao
- Giải pháp: giảm nhiệt độ quá trình đúc mẫu

- Nguyên nhân: không đủ lực nén/áp suất nén khuôn
- Giải pháp: tăng lực nén/áp suất ép

7. Bề mặt xỉn màu

- Nguyên nhân: thời gian làm nóng không đủ
- Giải pháp: tăng thời gian làm nóng

8. Khuôn đúc dính vào thành pitton nén

- Nguyên nhân: không sử dụng hoặc sử dụng lượng dung dịch tách khuôn không đủ 
- Giải pháp: Bôi chất tách khuôn đều và nhiều hơn. Bạn luôn phải bôi một lớp chất tách khuôn ở lòng trong pitton trước khi thực hiện đúc mẫu nóng. Việc này sẽ giúp phần nhựa đúc không dính vào lòng trong của pitton và việc tháo khuôn sẽ diễn ra dễ dàng hơn

- Nguyên nhân: thời gian làm nóng không đủ khiến khuôn bị dính vào pitton nén
- Giải pháp: Tăng thời gian làm nóng.

- Nguyên nhân: không đủ lực nén/áp suất nén
- Giải pháp: gia tăng lực nén/áp suất nén

9. Còn thấy các hạt nhựa lẻ trên khuôn đúc

- Nguyên nhân: quá trình đúc mẫu nóng diễn ra mà không có tác động của lực/áp suất khiến các hạt không được nén chặt hoàn toàn vào nhau
- Giải pháp: gia tăng lực nén/áp suất nén

- Nguyên nhân: thời gian gia nhiệt không đủ lâu để làm các hạt nhựa nhiệt chảy hoàn toàn
- Giải pháp: tăng thời gia nhiệt và nhiệt độ của quá trình đúc (*Chỉ nhựa nhiệt rắn)

Thiết bị và vật tư cho quá trình đúc mẫu nóng

Thiết bị

  • Máy đúc mẫu nóng

Vật tư

  • Bột đúc mẫu nóng
  • Khuôn đúc mẫu
  • Vật tư đúc mẫu như kẹp mẫu, dung dịch bôi trơn khuôn…

Bạn có thể xem thêm các thông tin về sản phẩm trong bài viết: Thiết bị và vật tư cho quá trình đúc mẫu nóng

Tư vấn giải pháp đúc mẫu nóng

Lidinco với kinh nghiệm nhiều năm cung cấp thiết bị chuẩn bị mẫu cho c ác nhà máy điện tử và phòng thí nghiệm vật liệu trên toàn quốc. Lidinco mang đến các giải pháp cho quá trình đúc nóng Hot Mouting phù hợp cho nhu cầu của khách hàng

Chúng tôi cung cấp đầy đủ các giải pháp cho khách hàng từ thiết bị đến vật tư cho quá trình đúc mẫu nóng, hỗ trợ kỹ thuật nếu quá trình chuẩn bị mẫu của khách hàng gặp khó khăn. Vui lòng liên hệ cho Lidinco theo thông tin bên dưới

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG   
HCM: 028.39778269 – 028.36016797 – (Zalo) 0906.988.447  
Skype: Lidinco – Email:  sales@lidinco.com  
Bắc Ninh: 0222.7300180 – Email: bn@lidinco.com